Kinh tế biển
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kinh tế biển
Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế.
Với ba mặt giáp Biển Đông, VN ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này?Theo “Chiến lược biển đến năm 2020”, kinh tế biển được xác định gồm một số ngành: hải sản, dầu khí, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, và du lịch biển.
Trong số này, tới nay chưa một ngành nào tận dụng được hết tiềm năng của một quốc gia ven biển có nhiều lợi thế như Việt Nam (trừ dầu khí, thì lại là tài nguyên không thể phục hồi). Tổng giá trị kinh tế thu được từ biển chỉ chiếm 12% GDP, còn rất xa mới đạt tới mức trên 50% GDP như “Chiến lược biển đến năm 2020” đề ra.
Những khó khăn chủ yếu có thể nêu ngay là: thiếu tư duy kinh tế biển trong quản lý vĩ mô; sự hạn chế về trình độ kỹ thuật - công nghệ - phương tiện khai thác; cũng như một thực tế là nhiều vùng biển trong khu vực đang bị tranh chấp, gây khó khăn cho chiến lược khai thác biển của ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh này, hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp, bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển.
Hạn chế tranh chấp bằng con đường hợp tác quốc tế
Biển Đông là một trong 6 biển lớn nhất thế giới, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, và “được chia sẻ” giữa 9 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất đi qua.
Về tài nguyên, Biển Đông có hơn 2.500 loài cá (trong đó, hàng trăm loài thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới), cùng một lượng chưa xác định cấu trúc dầu khí và mỏ khoáng sản.
Vì vị trí hết sức đặc biệt và tiềm năng kinh tế lớn của nó, nên Biển Đông là một trong những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất thế giới. Nói không quá, không khí chính trị giữa các nước nhiều khi bị đẩy tới mức căng thẳng chỉ vì vấn đề Biển Đông.
Nhưng cũng chính vì thế mà việc đưa Biển Đông thành khu vực ổn định là điều thu hút sự quan tâm của quốc tế. TS Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho rằng “hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông là một đòi hỏi khách quan”, nghĩa là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà với cả cộng đồng khu vực và thế giới.
Ông Giang nhận định, trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc tế trên Biển Đông là cách tốt nhất để giữ gìn ổn định và hòa bình, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tiến tới đàm phán hòa bình giữa các nước.
Chia sẻ quan điểm của TS Giang, ông Hoàng Việt, ĐH Luật TP HCM, cho rằng “phương án hợp tác khai thác chung có lẽ là khả thi nhất vào lúc này. Vấn đề là hợp tác như thế nào, bởi đã và đang xảy ra việc có quốc gia sử dụng chiêu bài “khai thác chung” để khai thác vùng biển… của quốc gia khác”.
Để ngăn chặn mọi sự “lạm dụng” có tính chất yêu sách, bá quyền, hai ông khuyến nghị một số điểm như: đẩy mạnh mô hình hợp tác đa phương; đảm bảo phương thức hợp tác phải trên cơ sở luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, các bên đều bình đẳng cùng có lợi.
Trước mắt, có thể tập trung vào các khu vực địa lý không nhạy cảm và ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực hợp tác phi kinh tế (ví dụ tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, nghiên cứu khoa học, v.v...) Từ đây, sẽ xây dựng lòng tin để có thể tiến tới hợp tác quốc tế về kinh tế, mà mỗi nước vẫn có thể phát triển các ngành kinh tế biển riêng của mình.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Trường Giang cũng khuyến cáo: “Cần tuyên truyền, phổ biến các thỏa thuận khai thác chung (nếu có) để người dân hiểu và cùng thực hiện. Phải có sự đồng thuận trong xã hội, nếu không rất khó tiến hành một chủ trương nào, nhất là khi vấn đề Biển Đông đã bị chính trị hóa ở một số nước.
Phải có chính sách nhất quán và “tư duy biển”
Điều quan trọng và cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược và tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét: “Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì... không biết”.
Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””.
Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản và chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng (tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây).
Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý Nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau: thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường.
Cuối cùng, để có thể hợp tác quốc tế về biển (như đã nói ở trên) thì điều kiện thiết yếu là Nhà nước phải có tư duy kinh tế biển và trình độ quản lý tương ứng. Một ví dụ thực tiễn mà chúng ta có thể nghiên cứu là Thụy Sĩ. Đất nước nhỏ bé này ứng thứ năm thế giới về vận tải trên biển, mặc dù trên thực tế họ là một quốc gia không có biển.
“Vươn ra biển lớn” - điều tất yếu
“Lấy đại dương nuôi đất liền” là xu hướng của thế giới hiện nay. Việt Nam, với những lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, không thể đứng ngoài xu hướng đó, và “Chiến lược biển đến năm 2020” cho thấy chúng ta đã bước đầu có tư duy kinh tế biển.
“Ngành cá và đóng tàu là những ngành chủ chốt của cái mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam gọi là “kinh tế biển”, một ý tưởng được nêu trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ.
Khai thác dầu và khí đốt ngoài biển và sử dụng bờ biển cho du lịch cũng là những lĩnh vực Việt Nam muốn phát huy” – ba nhà kinh tế Jago Penrose, Jonathan Pincus và Scott Cheshier đã viết như vậy vào năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành “Chiến lược biển đến năm 2020”.
“… Chính phủ hy vọng tới năm 2020, các ngành cá, đóng tàu, vận tải biển, du lịch và các ngành dịch vụ liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% GDP năm 2005. Nhu cầu của thế giới về cá nuôi và tàu biển trọng tải lớn đang tăng…”
Với các lợi thế sẵn có, “Chiến lược biển đến năm 2020”, cùng những chương trình hành động cụ thể và nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển. Như ba nhà kinh tế nói trên đã viết: “Sau khi làm cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ngày nay Việt Nam đang hướng ra biển”
Kinh tế biển thiếu sức cạnh tranh
Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Văn Đức cho rằng, kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng là do chưa xây dựng được một hình ảnh "Việt Nam biển".
"Nền kinh tế biển Việt Nam cần phát triển theo hướng bền vững, có thương hiệu trong xu thế hội nhập quốc tế", Thứ trưởng Đức nhấn mạnh tại Diễn đàn Thương hiệu biển lần 2, diễn ra tại Quảng Ngãi hôm nay, 19/3.
Hơn 300 nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế, tham dự diễn đàn.
Theo các chuyên gia, vùng biển Việt Nam được biết đến như một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cứ 100 km2 đất liền là có một km bờ biển. Đây là chỉ số lãnh thổ quan trọng cho phát triển cảng và hàng hải, cũng như các khu kinh tế hướng biển. Trong đó kinh tế hàng hải và các dịch vụ đi kèm đã trở thành một ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong chiến lược biển đến năm 2020.
Các chuyên gia cho rằng, tài nguyên biển, đảo Việt Nam nếu có được chiến lược tiếp thị thương hiệu đúng đắn sẽ tạo ra một nguồn lực kinh tế vô cùng to lớn. “Chỉ có nâng cao được các giá trị thương hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ từ biển, thì mới có thể hạch toán được đầy đủ, toàn diện giá trị tài nguyên biển để phát triển bền vững đất nước”, Tổng cục trưởng Biển và hải đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư nêu quan điểm.
Việt Nam hiện có 15 khu kinh tế biển, ven biển trên cả nước. Đánh giá hiệu quả các khu kinh tế biển, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế lấy khu kinh tế ven biển Dung Quất làm ví dụ. Theo đó, thực tiễn phát triển khu kinh tế ven biển Dung Quất đã cho thấy hiệu ứng lan tỏa của vùng đối với toàn bộ kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giai đoạn năm 2006-2009, khu kinh tế Dung Quất đã góp gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp gia nhập "Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng" vào năm 2006, rồi lên 4.000 tỷ đồng vào năm 2009. Dự kiến năm 2010 này Quảng Ngãi gia nhập “Câu lạc bộ 14.000 tỷ đồng” thu ngân sách, thuộc top 10 tỉnh có nguồn thu cao của cả nước.
"Xây dựng, phát triển thương hiệu biển Việt Nam trong các lĩnh vực và vùng địa lý, trong đó có cảng nước sâu và khu kinh tế ven biển theo hướng kinh tế xanh là hướng đi đúng, giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết vấn đề", ông Huế khẳng định.
Diễn đàn thương hiệu biển Việt Nam lần này đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế biển gửi Chính phủ. Trong đó, đề nghị Nhà nước sớm ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh trong kinh tế biển; chú trọng xây dựng thương hiệu biển Việt Nam như một chương trình quốc gia cần hướng tới.
Các chuyên gia đề nghị cần nghiên cứu lựa chọn xây dựng vài khu kinh tế tự do ven biển, mở ra bước đột phá phát triển kinh tế biển. Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm có thương hiệu truyền thống từ biển; gắn kết và phát huy kinh tế vùng (duyên hải, biển và hải đảo).
Diễn đàn cũng đề nghị rà soát, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống cảng biển quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực, nhằm tạo cửa mở lớn liên thông với quốc tế; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm chủ công trong phát triển kinh tế biển...
Trường Sa hướng tới phát triển kinh tế biển toàn diện
Lãnh đạo huyện đảo Trường Sa đang nghiên cứu định hướng và đề xuất để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển. Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách, kiều bào
Với vị thế ở giữa biển Đông, huyện đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt trong khu vực, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách…
PV VOVNews tại Trường Sa đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Thuân - Phó Chủ tịch UBND huyện Trường Sa về những đổi mới và định hướng xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- PV:Xin ông cho biết những nét mới trong công tác chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Trường Sa trong những năm gần đây?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Từ năm 1975 trở về trước, ở từng giai đoạn khác nhau, đời sống kinh tế của người dân tại đây tuy đã được quan tâm, nhưng do nhiều yếu tố, việc đầu tư vẫn thiếu tính tổng thể.
Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, thực hiện đường lối chủ trương đẩy mạnh phát triển Trường Sa toàn diện hơn nên việc phát triển kinh tế - xã hội ở đây cũng mang tính tổng thể, thể hiện ở từng dự án đã đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, những năm gần đây ở Trường Sa có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả trong phát triển mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Đó là cơ sở hạ tầng, nhà cửa được đổi mới khang trang, đẹp đẽ hơn. Nhà ở của quân và dân được xây dựng bảo đảm chịu được sóng gió giữa biển khơi. Công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo mọi lúc đều gắn với đời sống người dân và quốc phòng. Hệ thống đường sá trên các đảo nổi, đường chính, đường nhánh, ngõ xóm được xây dựng khang trang thông thoáng hơn trước kia.
Gần đây, chúng tôi triển khai Dự án Năng lượng sạch do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ. Dự án này đã làm thay đổi cách nghĩ và nếp sinh hoạt của quân và dân trên đảo, đem đến cho đời sống của bộ đội và người dân nhiều khởi sắc, đưa Trường Sa tiến gần với đất liền hơn. Có điện, người dân có thể xem TV, nghe đài, dễ dàng cập nhật các chủ trương chính sách của Nhà nước. Đồng thời giúp ngư dân có điều kiện bảo quản lâu hơn lượng hải sản đánh bắt được, không bị hỏng sớm như trước đây.
Với đặc điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt của quần đảo Trường Sa, công tác chăm sóc sức khỏe của bộ đội và người dân được đặc biệt quan tâm. Quân y của Quân chủng Hải quân ở một số đảo kết hợp với các bệnh viện lớn của quân đội thường xuyên khám chữa bệnh cho quân và dân ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, do đặc thù bác sĩ quân y thường là nam giới nên hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cử cả bác sĩ nữ theo tàu ra khám bệnh cho nhân dân, khám bệnh phụ khoa cho chị em.
Dạy và học cho trẻ em, những thế hệ tương lai của các đảo cũng được chú trọng. Toàn huyện hiện có ba trường học chính ở 2 xã và 1 thị trấn. Đó là thị trấn Trường Sa gồm: đảo Trường Sa và tất cả các đảo, hòn lân cận; xã Song Tử gồm: đảo Song Tử Tây và tất cả các đảo, hòn lân cận; xã Sinh Tồn gồm: đảo Sinh Tồn và tất cả các đảo, hòn lân cận. Các trường học này đều được xây dựng chính quy như trong đất liền.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên trên đảo còn thiếu. Một giáo viên đứng lớp phải dạy các cháu ở nhiều trình độ khác nhau từ mầm non cho đến tiểu học. Tuy nhiên, điều đáng nói là chất lượng dạy học được đảm bảo, khi các cháu chuyển cấp vào đất liền vẫn theo kịp các bạn. Qua đó cho thấy tâm huyết của người giáo viên với thế hệ tương lai của đảo. Vì điều kiện, một giáo viên trên đảo phải kiêm nhiệm dạy học sinh của nhiều lớp, nên việc đầu tư xây dựng giáo án giảng dạy cũng nhiều hơn, thời gian giảng dạy nhiều hơn.
Nhận thấy rõ những khó khăn này, chúng tôi đã có đề xuất, kiến nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Khánh Hoà điều chỉnh trong thời gian tới.
- PV: Với đặc thù của một huyện đảo xa bờ nhất so với các huyện đảo trong cả nước, huyện Trường Sa đã chọn hướng đi nào để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Hiện nay, trong lĩnh vực kinh tế, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, chúng tôi đang thực hiện Dự án Đóng âu tàu ở đảo Song Tử Tây. Đây là một dự án lớn, sẽ đem lại hiệu qua cao. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để đóng âu tàu ở một số đảo lớn nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện trong khu vực đảo. Có âu tàu sẽ đảm bảo cho các tàu thuộc dự án đánh cá xa bờ của Chính phủ và ngư dân từ miền Trung đến Nam Trung bộ khi ra khơi gặp sóng gió to có thể vào trú đậu.
Về kinh tế dịch vụ, chúng tôi đã thực hiện ở đảo Đá Tây một số dự án rất thành công, trong đó có dự án nuôi cá chim trắng lớn nhanh, chất lượng thịt ngon hơn trong đất liền. Trong điều kiện thời tiết ở quần đảo Trường Sa sóng to gió lớn, chúng tôi vừa học vừa thử nghiệm nuôi tu hài, khi thành công sẽ nhân rộng mô hình tới các đảo.
Ngoài ra, việc trồng cây xanh trên đảo để bảo vệ các công trình, tạo môi trường sinh thái cũng được chú trọng. Trước đây, trên đảo toàn cát trắng, đến nay, cây mắm đã phủ xanh ở một số đảo như Trường Sa Đông. Đây cũng là một bước mạnh dạn đầu tư của huyện trong thời gian qua.
Một mô hình mới kinh tế mới hiện nay của huyện là việc bộ đội và nhân dân phối hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên từng điểm đảo, bộ đội và nhân dân chủ động chăn nuôi bò ở đảo Song Tử, nuôi lợn ở các đảo nổi. Một số đảo chìm cũng chăn nuôi được từ 1 đến 2 con lợn. Gà, vịt, ngan, ngỗng phát triển trên các đảo nổi rất tốt. Ở đảo Trường Sa Đông, số lượng con gia cầm nuôi tính bình quân từ 10-15 con/người. Riêng đảo Đá Tây A, là đảo chìm, việc nuôi thử nghiệm chăn nuôi các loại gia cầm cũng cho kết quả tốt.
- PV: Được biết, hiện đang có nhiều nghiên cứu định hướng khai thác tiềm năng mặt biển ở Trường Sa trong lĩnh vực du lịch. Ông có khẳng định tính khả thi của dự án này?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Hiện chúng tôi đang nghiên cứu định hướng và đề xuất cấp trên để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển. Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách trong nước, và kiều bào khi có nhu cầu.
Chúng ta có nhiều điều kiện để tổ chức loại hình du lịch dịch vụ này. Thực tế, trước đây, chúng ta cũng đã tổ chức những tour du lịch ra Trường Sa nhưng căn cứ vào điều kiện thực tế thời tiết sóng gió, thuỷ triều… nên tạm dừng. Trong tương lai nếu được trên quan tâm đầu tư, tôi tin tưởng dự án này sẽ thành công và đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, Trường Sa là huyện đặc thù nên sẽ có sự kết hợp giữa quân đội, dân sự, kể cả tài trợ kinh phí mới xây dựng huyện đảo phát triển vững mạnh.
Theo tôi để thành công thì cũng cần phải kêu gọi các thành phố lớn, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án. Gần đây, đoàn công tác Sở Du lịch TP.HCM đã ra thăm đảo để khảo sát nghiên cứu dịch vụ du lịch giàu triển vọng. Hiện nay mô hình kết hợp này đã có một số dự án như: lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho các đảo ở Trường Sa sử dụng năng lượng gió và mặt trời của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Nhà khách Thủ đô của Thành phố Hà Nội; các công trình di tích văn hoá của các địa phương và doanh nghiệp đang được triển khai tại đây./.
Với ba mặt giáp Biển Đông, VN ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này?Theo “Chiến lược biển đến năm 2020”, kinh tế biển được xác định gồm một số ngành: hải sản, dầu khí, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, và du lịch biển.
Trong số này, tới nay chưa một ngành nào tận dụng được hết tiềm năng của một quốc gia ven biển có nhiều lợi thế như Việt Nam (trừ dầu khí, thì lại là tài nguyên không thể phục hồi). Tổng giá trị kinh tế thu được từ biển chỉ chiếm 12% GDP, còn rất xa mới đạt tới mức trên 50% GDP như “Chiến lược biển đến năm 2020” đề ra.
Những khó khăn chủ yếu có thể nêu ngay là: thiếu tư duy kinh tế biển trong quản lý vĩ mô; sự hạn chế về trình độ kỹ thuật - công nghệ - phương tiện khai thác; cũng như một thực tế là nhiều vùng biển trong khu vực đang bị tranh chấp, gây khó khăn cho chiến lược khai thác biển của ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh này, hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp, bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển.
Hạn chế tranh chấp bằng con đường hợp tác quốc tế
Biển Đông là một trong 6 biển lớn nhất thế giới, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, và “được chia sẻ” giữa 9 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất đi qua.
Về tài nguyên, Biển Đông có hơn 2.500 loài cá (trong đó, hàng trăm loài thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới), cùng một lượng chưa xác định cấu trúc dầu khí và mỏ khoáng sản.
Vì vị trí hết sức đặc biệt và tiềm năng kinh tế lớn của nó, nên Biển Đông là một trong những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất thế giới. Nói không quá, không khí chính trị giữa các nước nhiều khi bị đẩy tới mức căng thẳng chỉ vì vấn đề Biển Đông.
Nhưng cũng chính vì thế mà việc đưa Biển Đông thành khu vực ổn định là điều thu hút sự quan tâm của quốc tế. TS Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho rằng “hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông là một đòi hỏi khách quan”, nghĩa là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà với cả cộng đồng khu vực và thế giới.
Ông Giang nhận định, trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc tế trên Biển Đông là cách tốt nhất để giữ gìn ổn định và hòa bình, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tiến tới đàm phán hòa bình giữa các nước.
Chia sẻ quan điểm của TS Giang, ông Hoàng Việt, ĐH Luật TP HCM, cho rằng “phương án hợp tác khai thác chung có lẽ là khả thi nhất vào lúc này. Vấn đề là hợp tác như thế nào, bởi đã và đang xảy ra việc có quốc gia sử dụng chiêu bài “khai thác chung” để khai thác vùng biển… của quốc gia khác”.
Để ngăn chặn mọi sự “lạm dụng” có tính chất yêu sách, bá quyền, hai ông khuyến nghị một số điểm như: đẩy mạnh mô hình hợp tác đa phương; đảm bảo phương thức hợp tác phải trên cơ sở luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, các bên đều bình đẳng cùng có lợi.
Trước mắt, có thể tập trung vào các khu vực địa lý không nhạy cảm và ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực hợp tác phi kinh tế (ví dụ tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, nghiên cứu khoa học, v.v...) Từ đây, sẽ xây dựng lòng tin để có thể tiến tới hợp tác quốc tế về kinh tế, mà mỗi nước vẫn có thể phát triển các ngành kinh tế biển riêng của mình.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Trường Giang cũng khuyến cáo: “Cần tuyên truyền, phổ biến các thỏa thuận khai thác chung (nếu có) để người dân hiểu và cùng thực hiện. Phải có sự đồng thuận trong xã hội, nếu không rất khó tiến hành một chủ trương nào, nhất là khi vấn đề Biển Đông đã bị chính trị hóa ở một số nước.
Phải có chính sách nhất quán và “tư duy biển”
Điều quan trọng và cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược và tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét: “Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì... không biết”.
Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””.
Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản và chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng (tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây).
Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý Nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau: thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường.
Cuối cùng, để có thể hợp tác quốc tế về biển (như đã nói ở trên) thì điều kiện thiết yếu là Nhà nước phải có tư duy kinh tế biển và trình độ quản lý tương ứng. Một ví dụ thực tiễn mà chúng ta có thể nghiên cứu là Thụy Sĩ. Đất nước nhỏ bé này ứng thứ năm thế giới về vận tải trên biển, mặc dù trên thực tế họ là một quốc gia không có biển.
“Vươn ra biển lớn” - điều tất yếu
“Lấy đại dương nuôi đất liền” là xu hướng của thế giới hiện nay. Việt Nam, với những lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, không thể đứng ngoài xu hướng đó, và “Chiến lược biển đến năm 2020” cho thấy chúng ta đã bước đầu có tư duy kinh tế biển.
“Ngành cá và đóng tàu là những ngành chủ chốt của cái mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam gọi là “kinh tế biển”, một ý tưởng được nêu trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ.
Khai thác dầu và khí đốt ngoài biển và sử dụng bờ biển cho du lịch cũng là những lĩnh vực Việt Nam muốn phát huy” – ba nhà kinh tế Jago Penrose, Jonathan Pincus và Scott Cheshier đã viết như vậy vào năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành “Chiến lược biển đến năm 2020”.
“… Chính phủ hy vọng tới năm 2020, các ngành cá, đóng tàu, vận tải biển, du lịch và các ngành dịch vụ liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% GDP năm 2005. Nhu cầu của thế giới về cá nuôi và tàu biển trọng tải lớn đang tăng…”
Với các lợi thế sẵn có, “Chiến lược biển đến năm 2020”, cùng những chương trình hành động cụ thể và nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển. Như ba nhà kinh tế nói trên đã viết: “Sau khi làm cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ngày nay Việt Nam đang hướng ra biển”
Kinh tế biển thiếu sức cạnh tranh
Thứ trưởng thường trực Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Văn Đức cho rằng, kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng là do chưa xây dựng được một hình ảnh "Việt Nam biển".
"Nền kinh tế biển Việt Nam cần phát triển theo hướng bền vững, có thương hiệu trong xu thế hội nhập quốc tế", Thứ trưởng Đức nhấn mạnh tại Diễn đàn Thương hiệu biển lần 2, diễn ra tại Quảng Ngãi hôm nay, 19/3.
Hơn 300 nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng nhiều lãnh đạo tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế, tham dự diễn đàn.
Theo các chuyên gia, vùng biển Việt Nam được biết đến như một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cứ 100 km2 đất liền là có một km bờ biển. Đây là chỉ số lãnh thổ quan trọng cho phát triển cảng và hàng hải, cũng như các khu kinh tế hướng biển. Trong đó kinh tế hàng hải và các dịch vụ đi kèm đã trở thành một ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong chiến lược biển đến năm 2020.
Các chuyên gia cho rằng, tài nguyên biển, đảo Việt Nam nếu có được chiến lược tiếp thị thương hiệu đúng đắn sẽ tạo ra một nguồn lực kinh tế vô cùng to lớn. “Chỉ có nâng cao được các giá trị thương hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ từ biển, thì mới có thể hạch toán được đầy đủ, toàn diện giá trị tài nguyên biển để phát triển bền vững đất nước”, Tổng cục trưởng Biển và hải đảo Việt Nam Nguyễn Văn Cư nêu quan điểm.
Việt Nam hiện có 15 khu kinh tế biển, ven biển trên cả nước. Đánh giá hiệu quả các khu kinh tế biển, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế lấy khu kinh tế ven biển Dung Quất làm ví dụ. Theo đó, thực tiễn phát triển khu kinh tế ven biển Dung Quất đã cho thấy hiệu ứng lan tỏa của vùng đối với toàn bộ kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Giai đoạn năm 2006-2009, khu kinh tế Dung Quất đã góp gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp gia nhập "Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng" vào năm 2006, rồi lên 4.000 tỷ đồng vào năm 2009. Dự kiến năm 2010 này Quảng Ngãi gia nhập “Câu lạc bộ 14.000 tỷ đồng” thu ngân sách, thuộc top 10 tỉnh có nguồn thu cao của cả nước.
"Xây dựng, phát triển thương hiệu biển Việt Nam trong các lĩnh vực và vùng địa lý, trong đó có cảng nước sâu và khu kinh tế ven biển theo hướng kinh tế xanh là hướng đi đúng, giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết vấn đề", ông Huế khẳng định.
Diễn đàn thương hiệu biển Việt Nam lần này đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế biển gửi Chính phủ. Trong đó, đề nghị Nhà nước sớm ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh trong kinh tế biển; chú trọng xây dựng thương hiệu biển Việt Nam như một chương trình quốc gia cần hướng tới.
Các chuyên gia đề nghị cần nghiên cứu lựa chọn xây dựng vài khu kinh tế tự do ven biển, mở ra bước đột phá phát triển kinh tế biển. Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm có thương hiệu truyền thống từ biển; gắn kết và phát huy kinh tế vùng (duyên hải, biển và hải đảo).
Diễn đàn cũng đề nghị rà soát, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống cảng biển quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực, nhằm tạo cửa mở lớn liên thông với quốc tế; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm chủ công trong phát triển kinh tế biển...
Trường Sa hướng tới phát triển kinh tế biển toàn diện
Lãnh đạo huyện đảo Trường Sa đang nghiên cứu định hướng và đề xuất để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển. Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách, kiều bào
Với vị thế ở giữa biển Đông, huyện đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt trong khu vực, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách…
PV VOVNews tại Trường Sa đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Thuân - Phó Chủ tịch UBND huyện Trường Sa về những đổi mới và định hướng xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- PV:Xin ông cho biết những nét mới trong công tác chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Trường Sa trong những năm gần đây?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Từ năm 1975 trở về trước, ở từng giai đoạn khác nhau, đời sống kinh tế của người dân tại đây tuy đã được quan tâm, nhưng do nhiều yếu tố, việc đầu tư vẫn thiếu tính tổng thể.
Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, thực hiện đường lối chủ trương đẩy mạnh phát triển Trường Sa toàn diện hơn nên việc phát triển kinh tế - xã hội ở đây cũng mang tính tổng thể, thể hiện ở từng dự án đã đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, những năm gần đây ở Trường Sa có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả trong phát triển mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Đó là cơ sở hạ tầng, nhà cửa được đổi mới khang trang, đẹp đẽ hơn. Nhà ở của quân và dân được xây dựng bảo đảm chịu được sóng gió giữa biển khơi. Công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo mọi lúc đều gắn với đời sống người dân và quốc phòng. Hệ thống đường sá trên các đảo nổi, đường chính, đường nhánh, ngõ xóm được xây dựng khang trang thông thoáng hơn trước kia.
Gần đây, chúng tôi triển khai Dự án Năng lượng sạch do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ. Dự án này đã làm thay đổi cách nghĩ và nếp sinh hoạt của quân và dân trên đảo, đem đến cho đời sống của bộ đội và người dân nhiều khởi sắc, đưa Trường Sa tiến gần với đất liền hơn. Có điện, người dân có thể xem TV, nghe đài, dễ dàng cập nhật các chủ trương chính sách của Nhà nước. Đồng thời giúp ngư dân có điều kiện bảo quản lâu hơn lượng hải sản đánh bắt được, không bị hỏng sớm như trước đây.
Với đặc điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt của quần đảo Trường Sa, công tác chăm sóc sức khỏe của bộ đội và người dân được đặc biệt quan tâm. Quân y của Quân chủng Hải quân ở một số đảo kết hợp với các bệnh viện lớn của quân đội thường xuyên khám chữa bệnh cho quân và dân ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, do đặc thù bác sĩ quân y thường là nam giới nên hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa cử cả bác sĩ nữ theo tàu ra khám bệnh cho nhân dân, khám bệnh phụ khoa cho chị em.
Dạy và học cho trẻ em, những thế hệ tương lai của các đảo cũng được chú trọng. Toàn huyện hiện có ba trường học chính ở 2 xã và 1 thị trấn. Đó là thị trấn Trường Sa gồm: đảo Trường Sa và tất cả các đảo, hòn lân cận; xã Song Tử gồm: đảo Song Tử Tây và tất cả các đảo, hòn lân cận; xã Sinh Tồn gồm: đảo Sinh Tồn và tất cả các đảo, hòn lân cận. Các trường học này đều được xây dựng chính quy như trong đất liền.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên trên đảo còn thiếu. Một giáo viên đứng lớp phải dạy các cháu ở nhiều trình độ khác nhau từ mầm non cho đến tiểu học. Tuy nhiên, điều đáng nói là chất lượng dạy học được đảm bảo, khi các cháu chuyển cấp vào đất liền vẫn theo kịp các bạn. Qua đó cho thấy tâm huyết của người giáo viên với thế hệ tương lai của đảo. Vì điều kiện, một giáo viên trên đảo phải kiêm nhiệm dạy học sinh của nhiều lớp, nên việc đầu tư xây dựng giáo án giảng dạy cũng nhiều hơn, thời gian giảng dạy nhiều hơn.
Nhận thấy rõ những khó khăn này, chúng tôi đã có đề xuất, kiến nghị với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Khánh Hoà điều chỉnh trong thời gian tới.
- PV: Với đặc thù của một huyện đảo xa bờ nhất so với các huyện đảo trong cả nước, huyện Trường Sa đã chọn hướng đi nào để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Hiện nay, trong lĩnh vực kinh tế, được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, chúng tôi đang thực hiện Dự án Đóng âu tàu ở đảo Song Tử Tây. Đây là một dự án lớn, sẽ đem lại hiệu qua cao. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để đóng âu tàu ở một số đảo lớn nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện trong khu vực đảo. Có âu tàu sẽ đảm bảo cho các tàu thuộc dự án đánh cá xa bờ của Chính phủ và ngư dân từ miền Trung đến Nam Trung bộ khi ra khơi gặp sóng gió to có thể vào trú đậu.
Về kinh tế dịch vụ, chúng tôi đã thực hiện ở đảo Đá Tây một số dự án rất thành công, trong đó có dự án nuôi cá chim trắng lớn nhanh, chất lượng thịt ngon hơn trong đất liền. Trong điều kiện thời tiết ở quần đảo Trường Sa sóng to gió lớn, chúng tôi vừa học vừa thử nghiệm nuôi tu hài, khi thành công sẽ nhân rộng mô hình tới các đảo.
Ngoài ra, việc trồng cây xanh trên đảo để bảo vệ các công trình, tạo môi trường sinh thái cũng được chú trọng. Trước đây, trên đảo toàn cát trắng, đến nay, cây mắm đã phủ xanh ở một số đảo như Trường Sa Đông. Đây cũng là một bước mạnh dạn đầu tư của huyện trong thời gian qua.
Một mô hình mới kinh tế mới hiện nay của huyện là việc bộ đội và nhân dân phối hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên từng điểm đảo, bộ đội và nhân dân chủ động chăn nuôi bò ở đảo Song Tử, nuôi lợn ở các đảo nổi. Một số đảo chìm cũng chăn nuôi được từ 1 đến 2 con lợn. Gà, vịt, ngan, ngỗng phát triển trên các đảo nổi rất tốt. Ở đảo Trường Sa Đông, số lượng con gia cầm nuôi tính bình quân từ 10-15 con/người. Riêng đảo Đá Tây A, là đảo chìm, việc nuôi thử nghiệm chăn nuôi các loại gia cầm cũng cho kết quả tốt.
- PV: Được biết, hiện đang có nhiều nghiên cứu định hướng khai thác tiềm năng mặt biển ở Trường Sa trong lĩnh vực du lịch. Ông có khẳng định tính khả thi của dự án này?
- Ông Nguyễn Viết Thuân: Hiện chúng tôi đang nghiên cứu định hướng và đề xuất cấp trên để từng bước thực hiện khai thác tiềm năng dịch vụ trên biển. Có thể tổ chức khai thác tuyến du lịch ra các đảo Trường Sa cho du khách trong nước, và kiều bào khi có nhu cầu.
Chúng ta có nhiều điều kiện để tổ chức loại hình du lịch dịch vụ này. Thực tế, trước đây, chúng ta cũng đã tổ chức những tour du lịch ra Trường Sa nhưng căn cứ vào điều kiện thực tế thời tiết sóng gió, thuỷ triều… nên tạm dừng. Trong tương lai nếu được trên quan tâm đầu tư, tôi tin tưởng dự án này sẽ thành công và đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, Trường Sa là huyện đặc thù nên sẽ có sự kết hợp giữa quân đội, dân sự, kể cả tài trợ kinh phí mới xây dựng huyện đảo phát triển vững mạnh.
Theo tôi để thành công thì cũng cần phải kêu gọi các thành phố lớn, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án. Gần đây, đoàn công tác Sở Du lịch TP.HCM đã ra thăm đảo để khảo sát nghiên cứu dịch vụ du lịch giàu triển vọng. Hiện nay mô hình kết hợp này đã có một số dự án như: lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho các đảo ở Trường Sa sử dụng năng lượng gió và mặt trời của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Nhà khách Thủ đô của Thành phố Hà Nội; các công trình di tích văn hoá của các địa phương và doanh nghiệp đang được triển khai tại đây./.
khacanh- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 17/05/2010
Similar topics
» BAI PHAN BIEN CHÍNH THỨC DE TAI KINH TE BIEN
» phan bien de tai kinh te bien
» PHAT TRIEN KINH TE BIEN
» phát triển kinh tế biển
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
» phan bien de tai kinh te bien
» PHAT TRIEN KINH TE BIEN
» phát triển kinh tế biển
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết