Phong tục tập quán Việt Nam
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phong tục tập quán Việt Nam
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa cà.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thóang, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thóang, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm, váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung, phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước (nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
Hong Phuong- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 15/05/2010
Similar topics
» BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
» Ngôn ngữ Việt Nam
» Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
» ban sac van hoa dan toc viet nam
» Ngôn ngữ Việt Nam
» Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
» ban sac van hoa dan toc viet nam
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết