Kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và thách thức
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và thách thức
Kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và thách thức
Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế của đất nước.
- Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông với chỉ số biển khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị chung bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Thực trạng
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn.
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan).
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời thiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...còn nhỏ bé, trang bị thô sơ.
Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế và chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế. Khai thác hải sản và nuôi thuỷ sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 3 tỷ USD trong tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (2008) và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp, nuôi thuỷ sản và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan.
Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,...) hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ bé.
Ông Nguyễn Chu Hồi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: “Khai thác biển đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế -xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững. trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực.Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về biển, vẫn chưa phải là một cường quốc biển”.
Thách thức
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những bước đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia -biển (đại dương). Đó là Italia, Anh, Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc...Ngày nay, thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương.Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới.
Chính vì lẽ đó mà không phải ngẫu nhiên luận điểm “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” xuất hiện và được nhất trí cao trên toàn thế giới. Việt Nam cũng hoà chung xu hướng đó. Xác định được tầm quan trọng của kinh tế biển, tại Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khoá X đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước”.
Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển kinh tế biển có nhiều thách thức đang được đặt ra. Đó là tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ , chứa đứng “yếu tố không gian”, là tiền đề phát triển đa ngành. Song, việc quản lý biển, đảo đến nay vẫn theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành. Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc về nhiều ngành, cơ quan và chủ yếu quan tâm đến vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển,…quản lý tài nguyên và môi trường biển xem như còn bỏ trống. Các phương thức,cách tiếp cận mới chậm được áp dụng, nếu đã áp dụng cũng chưa có khả năng nhân rộng, như: tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành trong quản lý biển và vùng bờ, quản lý dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý.
Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên biển chưa có các quy định cụ thể mang tính pháp quy như trong quản lý sử dụng đất trên đất liền và còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.
Để quản lý và khai thác biển có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 3 năm 2008). Tổng cục này có chức năng quản lý nhà nước thống nhất và tổng hợp về biển và hải đảo - vấn đề còn rất mới mẻ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam.
Năm 2009 được dự báo là năm kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó mà kinh tế biển càng phải vượt qua nhiều thách thức. Để giàu từ biển, mạnh lên từ biển nước ta cần phải xây dựng được một nền khoa học - công nghệ biển hiện đại; phát triển được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế; có một phương thức quản lý tổng hợp biển và bảo đảm được an ninh chủ quyền vùng biển.
Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế của đất nước.
- Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông với chỉ số biển khoảng 0,01, gấp 6 lần giá trị chung bình của thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Thực trạng
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn.
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan).
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn. Các sân bay ven biển và trên một số đảo nhỏ bé. Các thành phố, thị trấn, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn nhỏ bé, đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời thiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,...còn nhỏ bé, trang bị thô sơ.
Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế và chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế. Khai thác hải sản và nuôi thuỷ sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 3 tỷ USD trong tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (2008) và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp, nuôi thuỷ sản và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan.
Đối với các lĩnh vực kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,...) hiện chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ bé.
Ông Nguyễn Chu Hồi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: “Khai thác biển đảo đã đem lại những lợi ích kinh tế -xã hội bước đầu quan trọng, nhưng việc sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững. trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu nhất trong khu vực.Việt Nam tuy là một quốc gia biển, song đến nay, chúng ta vẫn chưa thực sự dựa vào biển để phát triển đúng tiềm năng và thế mạnh. Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia mạnh về biển, vẫn chưa phải là một cường quốc biển”.
Thách thức
Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những bước đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia -biển (đại dương). Đó là Italia, Anh, Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc...Ngày nay, thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương.Tình trạng khan hiếm nguyên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia thường xuyên và gay gắt. Vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược của toàn thế giới.
Chính vì lẽ đó mà không phải ngẫu nhiên luận điểm “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” xuất hiện và được nhất trí cao trên toàn thế giới. Việt Nam cũng hoà chung xu hướng đó. Xác định được tầm quan trọng của kinh tế biển, tại Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khoá X đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước”.
Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển kinh tế biển có nhiều thách thức đang được đặt ra. Đó là tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ , chứa đứng “yếu tố không gian”, là tiền đề phát triển đa ngành. Song, việc quản lý biển, đảo đến nay vẫn theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo ngành. Trong một thời gian dài, quản lý biển đã thuộc về nhiều ngành, cơ quan và chủ yếu quan tâm đến vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển,…quản lý tài nguyên và môi trường biển xem như còn bỏ trống. Các phương thức,cách tiếp cận mới chậm được áp dụng, nếu đã áp dụng cũng chưa có khả năng nhân rộng, như: tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành trong quản lý biển và vùng bờ, quản lý dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý.
Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp không ít khó khăn. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, những vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên biển chưa có các quy định cụ thể mang tính pháp quy như trong quản lý sử dụng đất trên đất liền và còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển.
Để quản lý và khai thác biển có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 3 năm 2008). Tổng cục này có chức năng quản lý nhà nước thống nhất và tổng hợp về biển và hải đảo - vấn đề còn rất mới mẻ với các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam.
Năm 2009 được dự báo là năm kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó mà kinh tế biển càng phải vượt qua nhiều thách thức. Để giàu từ biển, mạnh lên từ biển nước ta cần phải xây dựng được một nền khoa học - công nghệ biển hiện đại; phát triển được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế; có một phương thức quản lý tổng hợp biển và bảo đảm được an ninh chủ quyền vùng biển.
thuyduyen- Tổng số bài gửi : 7
Join date : 17/05/2010
Age : 36
Đến từ : Quang Tri
Similar topics
» BAI PHAN BIEN CHÍNH THỨC DE TAI KINH TE BIEN
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
» Phat trien kinh te bien o Viet Nam
» quyết đinh 568/QĐ-TTG về định hướng kinh tế biển đảo việt nam đến hết năm 2020
» phan bien de tai kinh te bien
» kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới
» Phat trien kinh te bien o Viet Nam
» quyết đinh 568/QĐ-TTG về định hướng kinh tế biển đảo việt nam đến hết năm 2020
» phan bien de tai kinh te bien
:: HỌC TẬP
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết