Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CAU HOI VE DE TAI PHAN BIEN 2: NEN VAN HOA...

Go down

CAU HOI VE DE TAI PHAN BIEN 2: NEN VAN HOA... Empty CAU HOI VE DE TAI PHAN BIEN 2: NEN VAN HOA...

Bài gửi  votrami 14/8/2010, 11:36

ĐỀ TÀI PHẢN BIỆN 2- LỚP TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC 1

XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ LIÊN HỆ VỚI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

CÂU HỎI:
CÂU 1: Làm thế nào để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?VN đã làm được gì trong tiến trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc( thành tựu, khó khăn, hạn chế…..)?
TRẢ LỜI:
* Để xây dựng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, Hội Nghị TW V đã xác định:
-Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hộ;
-Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
-Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
-Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng;
-Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, ghi rõ: "Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước..." và khẳng định rằng: "Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình". Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa yêu cầu: "Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, nhấn mạnh: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước. Trong Diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể, mỗi cơ quan nhà nước đều là "một tấm gương văn hóa trong xã hội".Bên cạnh quan trọng hơn hết là sựa nỗ lực đóng góp của tất cả chúng ta_thế hệ trẻ Việt Nam và tất cả những ai là con dân nước Việt,những người hướng tấm lòng về đất nước thân yêu_mảnh đất với nền văn hiến lâu đời.

*Thành tựu,hạn chế trong tiến trình xây dựng văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc:

Song song với việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng; việc xây dựng nền văn hoá mới và giải quyết các vấn đề xã hội, con người luôn luôn được quan tâm. Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá, xã hội và con người. Nhiều học giả nước ngoài đã khẳng định rằng: Việt Nam là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế thị trường kết hợp và giải quyết thành công nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội và con người.

1.Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học.

Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 88% cuối năm 1980 lên 95% năm 2004.

Hầu hết xã, phường đã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các huyện và khu vực đã có trường phổ thông trung học. Các trường đại học được mở thêm nhiều, các trường dạy nghề được khôi phục và ngày càng phát triển. Phong trào khuyến học, khuyến tài được phát động rộng khắp, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng toả rộng và được toàn dân tích cực hưởng ứng. Nhờ những cố gắng đó mà nguồn nhân lực xã hội được nâng cao về chất lượng. Tính đến giữa năm 2004, 22,5% số người lao động đã được đào tạo, trong đó số đào tạo nghề là 13,3%.

2. Sự nghiệp văn hoá khác có nhiều tiến bộ.

Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.

Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay có 1,8 triệu người với trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Đây là một lực lượng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những thành tựu trên có được là do Đảng ta đã nhận thức đúng mối quan hệ khăng khít giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong quá trình phát triển luôn luôn coi con người với tư cách vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là chủ thể của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

Chúng ta đi vào một sự đánh giá sau:Sức lan tỏa sâu rộng
Theo ghi nhận, sau 5 năm tổ chức thực hiện Kết luận của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, đến nay nội dung kết luận đã lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, hình thành nhiều phong trào văn hóa ở các đơn vị trường học, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh, sinh viên tham gia, góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành. Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, Chánh văn phòng Đảng ủy sở: “Có được kết quả nói trên, nguyên nhân quan trọng là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền được đề cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết”.
Được biết, ngành GD-ĐT TP.HCM không chỉ ổn định mà còn phát triển. Năm học 2006- 2007, năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 95,4%, xếp thứ nhất toàn quốc. Đến năm học 2007-2008 tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 93,4% xếp thứ nhì toàn quốc và năm học 2008-2009 tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 94,71%.
Với việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2000, các thủ tục được tinh gọn, công khai, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã thúc đẩy cán bộ, công chức cơ quan nỗ lực rèn luyện khả năng về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Cơ quan ngày càng văn minh, sạch đẹp tạo điều kiện để mọi cán bộ công chức hăng say làm việc với tinh thần tốt nhất. Liên tục từ năm 2000 đến nay, cơ quan Sở GD-ĐT đều được công nhận “Công sở văn minh, sạch đẹp”.
Nhìn lại 20 năm đất nước đổi mới, văn hoá Việt Nam đang "thăng hoa", tiến bước cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Bên cạnh sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị, phát triển về giáo dục,...văn hoá nghệ thuật đã gặt hái được nhiều thành tựu góp phần đưa đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lên một tầm cao mới.
Toàn cầu hoá là cơ hội để Việt Nam tham gia vào sân "chơi trí tuệ" của thế giới, từ đó học hỏi, thu nhận có chắt lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Nhưng toàn cầu hoá cũng là một thách thức không nhỏ, bởi vì nếu không vững lập trường sẽ rất dễ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, phải xác định: "Hoà nhập nhưng không hoà tan". Văn hoá là tấm thẻ căn cước để tham gia vào quá trình hội nhập, nhưng bằng mọi giá phải giữ cho được tấm thẻ đó, nếu mất nó là đánh mất quyền lợi trong "cuộc chơi" và cũng đồng nghĩa với việc đánh mất mình.
Tóm lại, văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần của con người được hình thành sau lịch sử đấu tranh mạnh mẽ với thiên nhiên, với xã hội. Mỗi một dân tộc đều có lịch sử văn hoá của riêng mình biểu hiện tính cách, bản sắc độc đáo không lặp lại hay đồng nhất với bất kỳ văn hoá của dân tộc nào trên thế giới. Vì vậy, "giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá" không chỉ là sự lựa chọn mà còn là nhiệm vụ, là mục tiêu của cả dân tộc Việt nam trong thời đại mới.

Vẫn còn một số tồn tại
Trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa, xu hướng “thương mại hoá”, “thực dụng”, xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức phần nào cũng ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống. Theo Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM, nguyên nhân để dẫn đến một số tồn tại: “Một số cấp ủy đảng, thủ trưởng một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa, chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, phương hướng phát triển và các nhiệm vụ của văn hóa. Chậm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương lớn, còn bị động trước những khuynh hướng mới và những biến đổi phức tạp trên lĩnh vực văn hóa. Cơ chế quản lý các trường có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập phần nào cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các giá trị văn hóa trong giáo viên, học sinh ở các đơn vị này. Bên cạnh đó, xu hướng “thương mại hoá”, “thực dụng”, chiều theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận xuất bản, báo chí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài xã hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả, đã và đang tác động xấu tới vai trò nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và giao tiếp của mọi người nói chung và bộ phận cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên nói riêng”. Thời đại ngày này được xem là thời đại vũ bảo, guồng máy phát triển của thế giới được bôi trơn bởi nền tri thức vượt bậc của nhân loại. Xu hướng toàn cầu hoá đã cuốn hút tất cả các nền văn hoá dân tộc trên thế giới vào quỷ đạo chúng. Chính quá trình này đã diễn ra sự "đụng độ" giữa các nền văn minh, và văn hoá của các dân tộc có cơ hội được "cọ sát".


CÂU 2: Theo các bạn làm thế nào để VN chúng ta vừa bảo tồn,phát huy văn hóa truyền thống vừa hội nhập văn hóa hiện đại đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO?
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể , đồng thời cũng hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hoá giàu bản sắc của nước ta đã không bị mai một, đồng hoá.
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng mặt trận văn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc. Hơn 70 năm qua định hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển mới về đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là “ … xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người ”…Có thể nói Nghị quyết 5 là cuốn cảm nâng tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ 21 nhằm làm cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá sản sinh ra các giá trị hiện đại, tạo cho sự phát triển của nền văn hoá, mặt khác nó cũng là thách thức đối với bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Nhận diện cho được những phức tạp của toàn cầu hoá trong những biểu hiện của nó thật không đơn giản. Chính vì vậy nhận thức đúng tình hình, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong các hoạt động sáng tạo, cổ vũ và quảng bá cho các sản phẩm tinh thần chân chính, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn. “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”(1). Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào.
Văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bản thân văn hóa không chỉ thể hiện ở những sản phẩm văn hóa tinh thần, trong các hoạt động văn hóa tinh thần mà còn ẩn chứa bên trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, trong tất cả các nhóm dân cư, trong đời sống tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người, trong các thể chế chính trị - xã hội của đất nước... Lĩnh vực sản xuất vật chất đơn thuần cũng hàm chứa trong nó những nội dung văn hóa, phản ánh đặc tính văn hóa của con người, của cộng đồng người trong lĩnh vực sản xuất vật chất đó.. Sự tác động của quá trình này đối với văn hóa vừa biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác, vừa trực tiếp tác động đến văn hóa, đến các giá trị văn hóa, đến phong tục tập quán, các giá trị truyền thống và các thiết chế văn hóa của xã hội… mà hiện nay chúng ta khó có thể dự lường hết được.
Là thành viên của WTO, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc; vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội… có điều kiện phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đạo đức dân tộc, xét trên bình diện đạo đức học, tính cho đến thời điểm cuối thế kỷ XX, di sản của quá khứ mấy nghìn năm lịch sử các thế hệ trước để lại cho chúng ta bao gồm những gì, cần kiểm lại hành trang, những gì cần mang theo, cái gì phải vứt bỏ, phải xây dựng, phát triển những cái mới, văn minh hiện đại để đi vào thế kỷ XXI.

Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, ngay khi nước ta chưa chính thức là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”(3). Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng trên đây của Đảng. Say sưa tìm kiếm sự phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề văn hóa trong chiến lược phát triển thì đó là một hành động tự làm suy yếu sức mạnh của bản thân mình. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó, phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau: thứ nhất, giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Xây dựng và phát triển, giữ gìn và phát huy gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến lược văn hóa.
Ở nội dung thứ nhất, để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện chứng “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới.
Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”(4).
Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khácquá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hoá các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Không phải ngẫu nhiên mà ở nơi này , nơi khác trên thế giới người ta đã lớn tiếng cảnh báo “ sự xâm lăng về văn hoá là sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất “. Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá có ý nghĩa sống còn đối với các dân tộc. Đây là nhiệm vụ của mọi người, mọi ngành, trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng
Ở nội dung thứ hai, vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới.
Cần nhận thức và xác định đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa khi thực hiện các cam kết kinh tế, thương mại song phương, đa phương trong khuôn khổ WTO. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam trước bạn bè năm châu là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, của mọi con người, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp hết sức quan trọng. Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc phải trở thành một hành trang cơ bản giúp họ sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với “thiên hạ”, tô đẹp hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Mọi sản phẩm làm ra, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán không chỉ mang lợi ích kinh tế, mà phải có ý nghĩa, giá trị văn hóa sâu đậm. Kinh tế và văn hoá, giá trị kinh tế và giá trị văn hóa dân tộc hòa quyện tạo ra niềm tự hào chính đáng đó của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại”(6), khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
CÂU 3: Là một sinh viên trong thời hội nhập bạn suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? ( về tầm vi mô bạn có suy nghĩ về văn hóa ăn mặc và thực trạng sống thử của sinh viên của hiện nay)?
Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.

Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc.Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực…Lối sống đó đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân, thanh thiếu niên mà đặc biệt là sinh viên. Nhiều sinh viên bỏ học, ký nợ để “sống chung” với games, net; 30,9% sinh viên đã vào các trang websex, và hiện tượng “sống thử” cũng đang tồn tại khá phổ biến trong đời sống sinh viên. Đáng lo ngại hơn, nhiều sinh viên cho rằng đó là chuyện bình thường, họ tự nguyện đến với nhau như một kiểu “góp gạo thổi cơm chung”, trong khi hậu quả là nhiều sự việc đáng tiếc, thậm chí là những kết cục bi thảm đã xảy ra. Đó chính là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận sinh viên, thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm “lệch chuẩn”, đối lập với quan niệm văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Chẳng hạn trong lối ăn nói của sinh viên
Từ lâu trở thành sinh viên là mơ ước và mục tiêu phấn đấu của những người trẻ. Trong mắt mọi người, sinh viên là những người học cao, biết rộng, ăn nói lịch sự, có văn hóa. Nhưng... “Em ơi! Anh bảo này... Trời ơi xinh thế mà vừa câm vừa điếc”-1 sinh viên đã buông lời trêu 1 sinh viên khác ở cổng trường.
Sinh viên bây giờ nói tục, chửi bậy khá phổ biến. Các sinh viên nam không ngại lôi tên ông bà, bố mẹ nhau ra để giao tiếp. Ngay cả phái được mệnh danh là ăn nói dịu dàng thì cũng nói bậy thả phanh chẳng chút ngượng miệng.

Nói tục chửi bậy, thậm chí đã nói là đệm văng mạng những từ rất tục là một thói quen xấu và rất khó sửa. Vậy mà nhiều sinh viên vẫn vô tư: “Phải ăn nói vô tư thì sống với nhau mới thoải mái được...”.

Nhìn từ góc độ khác, vấn đề ngôn ngữ sinh viên cần phải bàn đó là tình trạng “sinh viên hóa từ ngữ”. Những kiểu ăn nói tiếng lóng mà rất nhiều “ét vê” hay dùng là “ổn áp” - thi qua, “tắt điện” - “vào vòng hai” - thi trượt. Khi “cà phê” hay “sunsilk bồ kết” em nào thì phải “kiểm tra hàng” để rồi “shut down” luôn. Nếu nàng thuộc dạng “cành cao” thì phải “đầu tư” và “nạp điện”. Còn lúc bị người yêu cho “leo cây” thì đích thị là “seven love” - thất tình... Ngôn ngữ sinh viên khiến không ít ông bố, bà mẹ lắc đầu: “Chịu, chẳng biết chúng ăn nói thứ ngôn ngữ gì?!”.

Cách ăn mặc

Cái sự mặc của sinh viên ta giờ cũng khiến không ít người phải ngạc nhiên và lắc đầu không nói. Đối với sinh viên con nhà giàu mốt bây giờ là tóc kiểu xoăn mì tôm, quần xì-kề (CK)... đến trường phải là xe @ hay xe tay ga xịn, kèm theo là những phụ kiện của một dân hightech chính hiệu: laptop, điện thoại di động...

Không ít sinh viên với những trang phục rất “mát”: quần ngố, váy ngắn, váy dài, áo không hở trước thì hở sau không còn xa lạ gì với giảng đường đại học. Những mốt ngắn, mốt dài không mấy kín đáo đã len lỏi trên những giảng đường. Đáng buồn là tình trạng sinh viên chạy theo mốt mù quáng, lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” để rồi hậu quả là những bộ trang phục học đường nhố nhăng mà chẳng nhà thiết kế thời trang nào dám nghĩ tới. Cái ngông của những cô cử, cậu cử tương lai không biết có tôn tạo vẻ đẹp hơn không, nhưng những trang phục cũng là “bộ mặt”, là “nước sơn” của văn hóa nhân cách con người.

Vẫn biết rằng “người đẹp vì lụa” nhưng phải biết cách ăn mặc mới tạo ra phong cách của cá nhân. Giới trẻ, nhất là sinh viên, cần ăn mặc sao cho vừa làm đẹp cho mình, vừa thể hiện sự tôn trọng cô thầy, bạn bè và xã hội. Văn hóa giao tiếp thể hiện nhân cách đạo đức con người. Vì thế chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận lại để có những hành vi giao tiếp đẹp lòng người.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là nơi có phong cảnh đẹp, có tượng và rùa đá để các bạn trẻ có thể đến…chụp ảnh. Đó là nội dung câu trả lời ứng xử của một sắc đẹp Bách khoa trong cuộc thi Miss Bách khoa lần đầu tiên được tổ chức.
Sinh viên là lớp người được xã hội coi là có học thức (tuy mới chỉ là bước đầu), cho nên cần thể hiện rõ tính văn hóa trong phép ứng xử cũng như cách ăn mặc, nhất là khi đến giảng đường. Nhiều khi mặc đơn giản mà vẫn đẹp và lịch sự. Ngược lại, ăn mặc cầu kỳ một cách lố lăng hoặc quá “đơn giản” theo kiểu “thiếu vải” thì dễ gây phản cảm cho mọi người, nhất là không biết tôn trọng thầy cô giáo.

Biết chọn cách ăn mặc phù hợp với môi trường cũng là nét đặc trưng của người có học thức mà sinh viên nên quan tâm xử sự cho đúng. Đấy cũng là nếp sống có văn hóa trong môi trường giáo dục mà vừa qua Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành quy định đối với trang phục của học sinh và sinh viên.
Trong tình trạng “báo động đỏ” về lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay; toàn xã hội mà đặc biệt là nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cấp thiết cần phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh; để vận dụng và đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên.
* GIẢI PHÁP:
Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên. Thông qua việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa, với các nội dung: quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, giới thiệu về tổ chức và các hoạt động của Đoàn, hội. Nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hiểu biết xã hội của sinh viên; giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới hiện nay, vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của kẻ thù; hình thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp.
Muốn làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên, phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, đoàn thể và các phòng ban liên quan. Phải nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, đồng thời phải có hình thức tuyên truyền sâu rộng làm cho sinh viên hiểu rõ việc sinh hoạt chính trị vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bản thân.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống. Các loại hình tổ chức giáo dục truyền thống cho sinh viên phải đa dạng, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đêm thơ, các buổi tọa đàm, gặp mặt giữa các thế hệ… vào các dịp lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống học sinh sinh viên, ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cội nguồn bằng hình thức cho sinh viên tham quan các di tích lịch sử, nhà bảo tàng, đặc biệt là những địa danh gắn liền với quá trình hoạt động cứu nước của Hồ Chí Minh; để sinh viên hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, phát huy truyền thống đó trong điều kiện mới; để sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

- Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh. Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã hội, làm trong sạch học đường. Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho sinh viên đăng ký, cam kết không mua bán, tàng trữ sử dụng chất ma túy và sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm độc hại trong sinh viên. Bằng cách tổ chức, cổ vũ sinh viên tham gia thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, “Sống và làm việc theo pháp luật”; xây dựng chế độ tự quản trong sinh viên, đăng ký thực hiện các quy chế về nếp sống văn hóa trong nhà trường, trong ký túc xá, trên địa bàn mà sinh viên đang cư trú.

Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa văn nghệ, kết nghĩa với các đơn vị bên ngoài như bộ đội, đoàn thanh niên địa phương và các trường bạn. Mở rộng các loại hình văn hóa văn nghệ mang tính quần chúng, thành lập các câu lạc bộ theo sở thích: câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ âm nhạc…
Do đặc điểm lứa tuổi sinh viên có nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh thần cao, trình độ nhận thức thẩm mỹ tốt, nên cần phải tăng thêm số đầu báo, tạp chí để làm tăng hiệu quả giáo dục văn hóa. Các chi đoàn cần tiến hành sinh hoạt đọc báo, sinh hoạt lớp thường xuyên, báo của chi đoàn cần được đóng thành tập lưu trữ năm này sang năm khác.

- Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua việc đẩy mạnh chương trình học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trẻ. Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi nhiều mặt ở sinh viên như: trí tuệ, phương pháp tư duy sáng tạo, ý chí, nghị lực vượt khó, trung thực khiêm tốn, ý thức trách nhiệm cá nhân, hoài bão, ước mơ, bản lĩnh cá nhân. Qua đó, rèn luyện cho sinh viên một tác phong làm việc khoa học, một phong cách hiện đại và một lối sống lành mạnh.

Nhà trường phải tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên học tập: phát huy các phong trào vượt khó học tốt, phát triển mạnh mẽ các loại hình hoạt động hỗ trợ học tập; câu lạc bộ ngành học, môn học. Tổ chức các kỳ thi Olimpic môn học để chọn các tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học.
Kêu gọi, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà tài trợ hỗ trợ cho sinh viên học tập thông qua việc xây dựng “Quỹ học bổng vì bạn nghèo”. Tổ chức, vận động sinh viên tham gia các hội nghị khoa học mang tính chất chuyên ngành; tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên bộc lộ tài năng thông qua hình thức nội san, đặc san, chuyên san, câu lạc bộ nghiên cứu trẻ.
- Xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên thông qua các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt động từ thiện xã hội của sinh viên cần tập trung vào việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung sống trong cộng đồng của người sinh viên.

Để hoạt động này trở thành phong trào sâu rộng, có hiệu quả cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức vào thời điểm phù hợp. Hình thức tổ chức là phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan để tổ chức chiến dịch “Ánh sáng văn hóa”, “Xóa nạn mù chữ”, “Mùa hè xanh”, các đợt lao động tình nguyện làm đường, cầu, cống, nhà trẻ… ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi căn cứ cách mạng.
Có thể tóm lại phương hướng để xây dựng hình mẫu thanh niên trong thời đại mới gắn với nội dung “5 xây-5 chống” đến từng Đoàn viên,thanh niên,học sinh.Cụ thể là:
+Xây dựng lí tưởng cao đẹp,tinh thần đoàn kết,tương thân,tương ái,tinh thần tình nguyện vì cộng đồng,nếp sống văn minh
+Chống lối sống vị kỷ,vụ lới cá nhân…
+Xây dựng tinh thần,ý thức học tập đúng đắn để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt..
+Chống biểu hiện tiêu cực,bệnh thành tích trong học tập..
+Xây dựng tinh thần lao động cần cù,tâm huyết sáng tạo và trách nhiệm,hình thành tác phong lao động công nghiệp..
+Chống thói quen thụ dộng lười lao động,vô kỉ luật..
+Xây dựng ý thức, thói quen tiết kiệm thời gian, công sức,vật chất..
+Chống lãng phí,xa hoa trong sinh hoạt,học tập,lao động..
+Xây dựng ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luậ,sống có trách nhiệm với bản thân gia đình,cộng đồng và xã hội..
+Chống lối sống tự do,tùy tiện,đua đòi,ăn chơi,xem thường pháp luật

Tóm lại: Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng văn hoá và trí tuệ của một con người. Thực hiện tốt hệ giải pháp trên, chắc chắn sẽ tạo được cho sinh viên một lối sống lành mạnh, xây dựng được môi trường văn hóa tiến bộ; góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Trong xu thế đối thoại giữa các nền văn hóa trên thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mãi mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng “nền tảng tinh thần của xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày, về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của các phương thức sinh hoạt, cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống của sự sinh tồn” ?

CÂU 5:
Ở VN hiện nay có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?Theo bạn làm thế nào để Việt Nam chúng ta càng có nhiều di sản được công nhận là di sản thế giới?
☼ Tại Việt Nam hiện đã có 10 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới:
• Di sản vật thể: (gồm các di sản văn hóa thế giới và các di sản thiên nhiên thế giới)
o Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV).
o Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III).
o Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V).
o Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III).
o Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I).
• Di sản phi vật thể:
o Nhã nhạc cung đình Huế,(tháng 11 năm 2003) là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam
o Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, (năm 2005) được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa thế giới phi vật thể.
o Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể - ngày 30/9/2009
○ Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể - ngày 01/10/2009 Chiều 16/4/2010, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Dân ca Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp .
● Ngoài ra, Tổ chức Unesco công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu ở Hà Nội là di sản tư liệu thế giới. Ngày 09/03/2010, tại Macao, Uỷ ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO đã thông qua và công nhận bia tiến sĩ Văn miếu-Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới
☼ Tính đến năm 2010, Việt Nam có các di sản sau đã và đang được đề cử di sản thế giới gồm:
• Các ứng cử di sản văn hóa thế giới: Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, cố đô Hoa Lư, chùa Hương, Bãi đá cổ Sapa, Nhà tù Côn Đảo, Hang Con Moong.
• Các ứng cử di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (lần 3), Khu sinh thái Tràng An, Vườn quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba Bể, Vườn quốc gia Cát Tiên.
Các đề cử di sản phi vật thể: hội Gióng, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ
☼ Các hồ sơ đề cử không thành công là:
• Chùa Hương (hỗn hợp) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
• Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
• Cố đô Hoa Lư (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991.
• Hồ Ba Bể (thiên nhiên) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997.
Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) - đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997
☺Để Việt Nam ngày càng có nhiều di sản được công nhận là di sản thế giới, đây là niềm tự hào của tất cả chúng ta với bạn bè năm châu về đất nước nghìn năm văn hiến:
Chúng ta dựa vào những điều kiện để được UNESCO công nhận 1 di sản là di sản thế giới:
- Điều kiện thứ nhất được xem xét đến của bộ hồ sơ là bề dày lịch sử của bộ môn nghệ thuật,của một không gian văn hóa,một thắng cảnh thiên nhiên,lịch sử ,giới thiệu bằng vǎn bản, cǎn cứ trên những bằng chứng, vǎn kiện sử liệu hay hiện vật…
- Điều kiện thứ nhì để được xét đến là bề sâu nghệ thuật,nét riêng của không gian văn hóa,nét độc đáo của danh lam thắng cảnh đó
- Điều kiện thứ ba là tuy bộ môn nghệ thuật đó hay như thế nào nhưng lại có nguy cơ tàn lụi, bị bỏ quên do kinh thế, thị hiếu, sinh hoạt thay đổi hay không gian văn hóa,danh lam thắng cảnh đó có nguy cơ bị mất nét riêng,độc đáo do ô nhiễm môi trường,sự tác động quá mức của con người,sự du nhập của quá nhiều nền văn hóa,phong tục…làm mất đi nết riêng,độc đáo đó.
- Điều kiện thứ tư là chính quyền nhà nước nhận ra được tất cả những điều trên nhất là ý nghĩa của di sản đó đối với quốc gia dân tộc và cả toàn thế giới từ đó dùng mọi biện pháp có thể để bảo vệ, bảo tồn di sản đó về mọi mặt nhất là muốn đưa di sản ra trước toàn cầu,tìm một hương bảo tồn mang tính toàn cầu với di sản đó.
 Vì vậy chúng ta(cả Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân ta phải hết sức cố gắng giữ gìn bảo tồn, phát huy những điều đặc biệt, những nét riêng,cái hay,độc đáo, ý nghĩa của môn nghệ thuật, không gian văn hóa,thắng cảnh đó…(chẳng hạn bảo vệ môi trường không ô nhiễm,giữ nét tự nhiên vốn có,hạn chế đến mức tối đa sự tác động của bàn tay con người đương đại đặc biệt với những danh lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, thành hoàng Hà Nội đang được đề cử hiện nay,tiếp thu văn hóa,hội nhập quốc tế nhưng “hòa nhập,không hòa tan”,vẫn giữ nét riêng bản sắc của mình,đồng thời nỗ lực quảng bá hình ảnh Việt Nam bằng tất cả những gì có thể qua website,qua tin nhắn điện thoại,qua các cuộc thi mang tầm quốc tế …).Tôi tin rằng rồi đây Việt Nam sẽ còn vươn xa hơn nữa trước trường thế giới.









votrami

Tổng số bài gửi : 53
Join date : 15/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết