Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MOT SO CAU HOI THAM KHAO VE DE TAI PHAN BIEN

Go down

MOT SO CAU HOI THAM KHAO VE DE TAI PHAN BIEN Empty MOT SO CAU HOI THAM KHAO VE DE TAI PHAN BIEN

Bài gửi  votrami 14/8/2010, 11:31

MỘT SỐ CÂU HỎI NHÓM PHẢN BIỆN DÀNH CHO NHÓM THUYẾT TRÌNH

Câu hỏi 1: Vì sao Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết thế mạnh của kinh tế biển hiện nay?
Trả lời:
Thứ nhất, chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò của biển đối với cuộc sống và sự phát triển. Tuy là quốc gia biển, nhưng người Việt Nam lại chưa nhận thức được truyền thống kinh tế và văn hoá biển đặc sắc. có đóng góp cho thế giới. Vì vậy, cần phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy mới là phải đối mặt với biển, phải có bản năng chinh phục biển và chế ngự biển khơi.
Thứ hai, chưa có sự quan tâm đầy đủ, đứng mức tới sự phát triển kinh tế biển. còn hạn chế về công tác quản lý Nhà nước. Nhiều Bộ, Ngành cùng tham gia quản lý biển nên có tình trạng chồng chéo, trong khi nhiều khâu lại bị bỏ trống. ở các địa phương chưa có bộ máy tổ chức quản lý biển thống nhất nên rất lúng túng và có tình trạng buông lỏng hoặc rất yếu trong lĩnh vực quản lý biển.
Thứ ba, thiếu vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Cũng như các nước đang phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người không cao, chưa đủ vốn đầu tư để phát triển kinh tế biển, trước hết là đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, do sự tranh chấp khu vực biển Đông. Khu vực Biển Đông hiện đang còn có sự tranh chấp, nên việc hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế ở khu vực này còn gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...).
Câu hỏi 2: Vai trò của kinh tế biển đối với phát triển công nghiệp hiện nay?
Trả lời:
Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoảng sản.
• Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất
Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải.
Như đã nêu ở trên, với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng về cảng biển hết sức to lớn. Hệ thống cảng biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm. Các cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn đạt một mức kỷ lục. Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở trong tình trạng kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do: quy mô cảng nhỏ bé, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, những cảng tổng hợp quan trọng đều nằm sâu trong đất liền như Hải Phòng (30 km), Sài Gòn (90km) luồng lạch hẹp lại bị sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra vào cảng, mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng lưới giao thông quốc gia.
Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Do vậy, việc xây dựng các cảng nước sâu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý điều hành tiên tiến là yêu cầu bức xúc.
Nhận rõ vai trò quan trọng của hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghệ nói riêng nên trong 10 năm qua Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư cho một số cảng trọng điểm như:
- Cảng Hải Phòng hoàn thành giai đoạn I với công suất 6,2 triệu tấn/năm, cho tàu 10.000 DWT ra vào và dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn II trong kế hoạch 2000 - 2010 với công suất 8 - 8,5 triệu tấn/năm, cho tàu 10.000 tấn ra vào.
- Cảng Cái Lân: Công suất 1,8 - 2,8 triệu tấn/năm, cho tàu đến 40.000 tấn ra vào giai đoạn I (năm 2003) và 16-17 triệu tấn/năm cho tàu 50.000 tấn ra vào giai đoạn II (đến năm 2010 - 2020).
- Cảng Sài Gòn: Công suất 8,5 - 9,5 triệu tấn/ năm cho tàu 25.000 - 35.000 tấn ra vào (giai đoạn II đến năm 2010) và một số cảng khác sẽ được đầu tư cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất như cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang.
Như vậy, trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ tập trung cho các cảng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, một số cảng chuyên dùng như bến thứ nhất của cảng tàu Dung Quất (Liên doanh Việt Xô); Cảng Nghi Sơn (xi măng); cảng Cát Lát (xi măng và container) và một số cảng ở khu công nghiệp Gò Dầu, Hiệp Phước…
Có thể nói, chính nhờ có hệ thống giao thông biển mà các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước đã hình thành và phát triển như khu vực kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Bắc Bộ gắn liền với cụm cảng Sài Gòn và Hải Phòng. Chính nhờ có cảng biển nên đã tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chế biến.
Để đáp ứng nhu cầu vận tải biển ngày một tăng cho phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển công nghiệp trong bối cảnh hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 với 114 cảng (chưa kể các cảng tiềm năng). Tất cả các cảng đều gắn liền với các trung tâm công nghiệp, là đầu mối giao lưu với thế giới trong xuất, nhập khẩu của đất nước.
Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hoá quốc tế và trong nước tăng nhanh, đòi hỏi hệ thống cảng biển cần có những bước tiến mạnh mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tổng hợp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch hệ thống cảng biển, tiến hành lập và quy hoạch chi tiết các nhóm cảng quan trọng. Trong đầu tư cảng, cần tạo liên kết cảng với các hệ thống giao thông mặt đất nhằm tạo thuật lợi nhất cho khách hàng qua phương thức vận tải đa phương.
Vai trò vận tải ven biển cũng ngày càng tăng đối với hàng rời thông thường và hàng bách hoá. Đầu tư ngắn hạn cho cảng tại các cảng tổng hợp với mục tiêu cải tiến nâng cao năng suất cảng, hiện đại hoá những thiết bị dẫn luồng. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trong xếp dỡ có hiệu quả khuyến khích các tàu lớn, hiện đại vào cảng Việt Nam.
Đối với các cảng địa phương và cảng do các Bộ quản lý cần lựa chọn những cảng có đủ lượng hàng hoá hoạt động có hiệu quả để nâng cấp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.
• Phát huy lợi thế phát triển ngành dầu khí và điện lực:
Ngành Dầu khí ngày nay đã trở thành một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, là ngành xuất khẩu hàng đầu của đất nước (hơn ba tỷ USD hàng năm), gắn liền với kinh tế biển. Gần như toàn bộ trữ lượng dầu khí của nước ta nằm trong thềm lục địa. Trên phần diện tích thềm lục địa có chiều sâu nước đến 200m, đã phát hiện trữ lượng dầu khoảng 540 triệu tấn và 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng tiềm năng dự báo khoảng 900 - 1.200 tỷ m3 dầu và 2.100 - 2.800 tỷ m3 khí. Như vậy, trữ lượng tiềm năng tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu và các vùng chồng lấn. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có thể khai thác từ 30 - 32 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó dầu thô khai thác khoảng 16 -18 triệu tấn, khí khoảng 11 - 13 tỷ m3. Nhờ có nguồn dầu khí khai thác, chúng ta có thể phát triển công nghiệp điện lực, hoá chất (phân bón và hóa dầu) với quy mô lớn. Các cơ sở công nghiệp này đều gắn liền với các vùng ven biển như khu khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau; khu lọc hoá dầu Dung Quất, Nghi Sơn. Đặc biệt, nhờ có khai thác công mà các ngành công nghiệp và dịch vụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát triển nhanh trong thời gian vừa qua.
Trong tương lai, khi các nguồn điện sơ cấp cạn kiện thì việc phát triển phong điện và điện nguyên tử dọc bờ biển sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp. Biển cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tôm, cua, sò, mực, rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Ngành thuỷ sản (chủ yếu là hải sản) trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 17,76% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ngành thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, ước đạt 2.024 triệu USD năm 2002, đứng thứ 3 về xuất khẩu của cả nước sau dầu thô và dệt may. Năm 2002, ngành thuỷ sản đã đánh bắt và trồng được 2,57 triệu tấn, trong đó cung cấp cho công nghiệp chế biến khoảng 600 ngàn tấn. Dự báo, đến năm 2010 ngành thuỷ sản có thể khai thác và nuôi trồng được khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó cung cấp khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có thể đại giá trị xuất khẩu từ 4,5 - 5 tỷ USD.
Như vậy, phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao của ven biển nước ta.
• Phát triển kinh tế biển gắn với khai thác khoáng sản khác:
Dọc dải bờ biển nước ta có nhiều sa khoáng kim loại, đáng kể nhất là các sa khoáng ilmenit tập trung các vùng biển Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận với tổng trữ lượng khoảng 10 triệu tấn. Các khoáng vật đi kèm ilmenit là zircon, monaxit có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, công tác khai thác đã được phát triển mạnh ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và Bình Thuận với sản lượng khai thác khoảng 100 ngàn tấn/năm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dự báo đến năm 2010 có thể khai thác từ 250 - 300 ngàn tấn tinh quặng ilmenit. Đây là nguồn nguyên liệu khá lớn có thể phục vụ cho công nghiệp sản xuất bột TiO2. Ngoài ilmenit, dọc bờ biển nước ta có nhiều mỏ cát thuỷ tinh với chất lượng tốt, là nguyên liệu cho sản xuất thuỷ tinh, tập trung ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận… với tổng trữ lượng đã thăm dò trên 300 triệu tấn. Trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn. Hiện nay nhiều địa phương đang khai thác phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và thuỷ tinh trong nước và xuất khẩu.
Tiềm năng các mỏ quặng ở thềm lục địa nước ta còn khá lớn nhưng do kinh phí và trình độ của chúng ta còn hạn chế chưa có điều kiện tìm kiếm thăm dò vùng ngập nước nên chưa khẳng định được.
Có thể nói, kinh tế biển ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế biển đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp vì biển là cửa ngõ giao lưu với thế giới, tạo điều kiện cho công tác xuất nhập khẩu hàng hoá thuận lợi với chi phí thấp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của ngành công nghiệp. Ngoài ra, biển còn là nơi cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho công nghiệp chế biến.
Câu hỏi 3: VÌ SAO NÓI KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM THIẾU SỨC CẠNH TRANH?
Trả lời: Sở dĩ nói kinh tế biển Việt Nam thiếu sức cạnh tranh là vì:
- Chưa nâng cao được các giá trị thương hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ từ biển, nên chưa có thể hạch toán được đầy đủ, toàn diện giá trị tài nguyên biển để phát triển bền vững đất nước.
- Chưa có các biện pháp triệt để bảo vệ biển đảo, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, bảo vệ an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.
Ví dụ: Vụ ngư dân vừa bị đánh và cướp trên biển cho thấy an toàn cho ngư dân trên biển chưa được đảm bảo, tính mạng chưa được bảo vệ.
- Cơ sở hạ tầng trên các biển, đảo còn rất yếu kém.
Ví dụ:Quảng Ngãi có huyện đảo Lý Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc, là hòn đảo đẹp, nhưng hiện nay rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng rất yếu kém. Vừa qua cơn bão số 9 ập vào thì hoàn toàn bị cô lập nên đã gặp rất nhiều khó khăn cho người dân và công tác an ninh quốc phòng
- Nhân lực phục vụ kinh tế biển còn thiếu hụt, hạn chế về nhiều mặt.
- Hiện nay, do thiếu những nhà hàng hải tầm cỡ quốc tế, những chuyên gia cấp cao trong các lĩnh vực liên quan, kinh tế biển Việt Nam chỉ mới khai thác vốn tự có của mình như dầu khí, hải sản... mà chưa khai thác hết lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế được ưu đãi đặc biệt của đất nước.
Câu hỏi 4: Nhìn dưới góc độ chiến lược phát triển biển thì tiềm năng về biển của chúng ta thật sự to lớn, nhưng việc xây dựng được một thương hiệu trên thị trường quốc tế lại gập khó khăn. Bạn hãy cho biết vì sao và đưa ra một số giải pháp để phát triển thương hiệu biển?
Trả lời:
Tuy các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ biển, liên quan đến biển của Việt Nam khá nhiều, song những sản phẩm và dịch vụ mà tên của nó trở nên nổi tiếng, được ghi nhớ và thừa nhận thì chưa nhiều, chưa thành những “thương hiệu” lớn. Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu những thương hiệu lớn về biển là vì:
+ Trong quá trình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất... kể cả trong nội địa và vùng ven biển chưa có sự gắn kết, hỗ trợ thực sự với nhau, nhất là việc gắn kết để tạo ra các doanh nghiệp có quy mô lớn, các sản phẩm lợi thế, có thương hiệu mạnh đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Chúng ta đã có một số sản phẩm dần có thương hiệu như: đóng tầu của Vinashin, các sản phẩm chế biến dầu, khí Dung Quất, xi măng Nghi Sơn, các cảng: Cái lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,... Nhưng việc xây dựng thành những Thương hiệu lớn thật sự hiêu quả, bền vững, gắn với các địa chỉ cụ thể của vùng kinh tế động lực, khu kinh tế thuộc các tỉnh, thành phố chưa được như mong muốn. Đó là chưa kể việc chậm thực hiện chủ trương xây dựng các Trung tâm phát triển mạnh về biển ở các vùng như: Vân Đồn (Quảng Ninh) ở vùng biển Vịnh Bắc bộ; Vịnh Vân Phong ở vùng biển miền Trung và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) ở vùng biển Tây Nam bộ... Đây vừa là những địa điểm mang tính chiến lược, vừa là Thương hiệu lớn về biển trong việc tạo"bàn đạp" để tiến ra biển của Việt Nam trong Chiến lược biển mà Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) đã chỉ ra cũng chưa được tập trung xây dựng.
Mặc dù kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47% - 48% GDP cả nước, nhưng kinh tế “thuần biển” chỉ đạt khoảng 20% -22% tổng GDP cả nước và trong đó, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Còn các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc… mới chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước.
 Thực trạng và những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế biển và xây dựng thương hiệu biển. Kinh tế biển không phát triển, không thể có những sản phẩm nổi tiếng trở thành thương hiệu lớn; ngược lại không có nhiều sản phẩm, thương hiệu danh tiếng, kinh tế biển cũng không thể phát triển mạnh

 Giải pháp phát triển thương hiệu:
Để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, xây dựng Thương hiệu biển Việt Nam trong Chiến lược biển đến năm 2020 có hiệu quả bền vững, cần chú trọng và quan tâm đến các giải pháp lớn sau đây:
- Trước hết, cần chú trọng đặc biệt đến giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển vùng biển, ven biển theo một chiến lược tổng thể, đồng bộ. Việc quy hoạch lâu nay các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành, nhưng gần như chưa đồng bộ và thành một thể thống nhất trong khai thác và quản lý thực hiện quy hoạch. Điều quan tâm và cần nhanh chóng giải quyết trước hết là quy hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ, hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển với tầm nhìn lâu dài. Trước mắt cần rà soát và quy hoạch hoàn chỉnh, hợp lý 2 nội dung lớn sau đây: (1) Hệ thống cảng, bao gồm biển quốc gia, xây dựng một số cảng lớn, cảng nước sâu ở các vùng biển Bắc, Trung, Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tạo những "cửa mở lớn" liên kết thông với quốc tế. (2) Hoàn chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn dải ven biển, hệ thống này phải bảo đảm gắn kết hợp lý với hệ thống cảng, giao thông trên biển và ven biển; xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển; tuyến đường bộ ven biển, kể cả đường cao tốc Bắc – Nam và đường ở các đảo.
- Quan tâm đầu tư phát triển mạnh, có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất đã có; có chính sách hợp lý hơn để khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm có thương hiệu từ biển, kinh tế biển; gắn kết và phát huy thế mạnh của kinh tế vùng, hạn chế tối đa việc phát triển tự phát, không theo quy hoạch chung.
- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh với các sản phẩm có thương hiệu đủ sức cạnh tranh, làm lực lượng chủ công trong phát triển kinh tế biển với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Các lĩnh vực và sản phẩm cần được đặc biệt chú ý như: khai thác và chế biến dầu, khí; khoáng sản; hàng hải; công nghiệp đóng tàu; vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản;...
- Nhà nước sớm xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm có thương hiệu trong kinh tế biển. Cần coi việc xây dựng "Thương hiệu biển" như là một Chương trình Quốc gia cần hướng tới; để thực hiện được cần khuyến khích mạnh mẽ các nguồn lực của các thành phần kinh tế, có sự hỗ trợ và quản lý nhà nước về xây dựng thương hiệu để phát triển kinh tế biển. Trước hết cần tập trung đầu tư đúng mức để xây dựng các sản phẩm và thương hiệu đã có trong ngành Hàng hải, các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng ven biển; định hướng và phát huy cao nhất năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng và phát triển các sản phẩm có thương hiệu; đồng thời, quan tâm đến tính bền vững của các sản phẩm và Thương hiệu biển Việt Nam.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống quản lý các ngành, lĩnh vực kinh tế biển; trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ quản lý của các cảng biển, bảo đảm xây dựng các cảng đều có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống quản lý khoáng sản và môi trường biển. Đây là biện pháp quan trọng nhằm sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật và quản lý trong các ngành lĩnh vực và sản phẩm biển vừa qua ở nước ta.

Câu hỏi 5: VÌ SAO NÓI: “VIỆT NAM VẪN TRONG TƯ THẾ ĐỨNG TRƯỚC BIỂN”?
Trả lời:
Sở dĩ nói như vậy là vì:
- Về phương diện kinh tế - xã hội, người dân Việt Nam vẫn sống bằng phương thức "ven bờ", tức là đánh bắt ở "mom sông" và không là đối tượng của những nỗ lực khám phá, chinh phục và phát triển.
Chính vì vậy, sau mấy chục năm, nghề cá Việt Nam vẫn quy mô nhỏ, quen lối làm ăn nhỏ lẻ, quanh quẩn ở sân nhà nên đại bộ phận "ngư dân tiểu nghệ" chưa bước lên con đường chuyên nghiệp của một nghề cá công nghiệp, dám làm ăn lớn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường mở.

votrami

Tổng số bài gửi : 53
Join date : 15/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết