Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới

Go down

kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới Empty kinh tế biển việt nam thời kỳ đổi mới

Bài gửi  huuloctcnn1 15/5/2010, 14:40

Phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, đường lối phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ, toàn
diện và vững mạnh, trong đó có kinh tế biển đã được xác định. Trong giai đoạn này, kinh tế
biển đã được xây dựng với đầy đủ các lĩnh vực, bao gồm: 1) nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng
và chế biến); 2) khai thác khoáng sản; 3) hàng hải (đóng tàu, chuyên chở, xây dựng cảng);
4) du lịch và giải trí biển; 5) dịch vụ biển (sản xuất các thiệt bị, phương tiện làm việc trong
biển); 6) an ninh - quốc phòng (quản lý vùng biển). Trong đó, 4 lĩnh vực đầu sẽ được trình
bày dưới đây. Bởi vì 4 lĩnh vực này đã đóng góp tới 98% trong số các lĩnh vực kinh tế biển
nêu trên (khai thác dầu khí chiếm 64%; hải sản 14%; giao thông vận tải 11% và du lịch biển
trên 9%. Chiến lược phát triển kinh tế biển từ nay đến 2020 của Việt Nam đã được xác định
rõ trong Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X về
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu “kinh tế biến đóng góp 53 - 55%
GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện
một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển” (trg.5 [4]).
1) Nghề cá. Trong khoảng thời gian 20 năm qua, nghề cá của nước ta bao gồm cả
đánh bắt và nuôi trồng đều có xu hướng liên tục tăng cả đánh bắt và nuôi trồng. Theo số liệu
thống kê, đến năm 2007, cả nước đã có 21.130 tàu đánh bắt xa bờ (tăng 593 chiếc so với
năm 2005) với tổng công suất là 3.091,6x103CV (tăng 290,5x103 CV so với năm 2005). Do
đó, sản lượng khai thác liên tục tăng từ năm 1981 đến nay. Cụ thể năm 1981 sản lượng là
gần 420.000 tấn, năm 2007 là 1.422,3x103 tấn (tăng 54,8x103 tấn so với năm 2005 và
347,0x103 tấn so với năm 2000). Giá trị khai thác hải sản đã đạt dược khoảng trên 28 ngàn
tỷ đồng (tăng 5,5 ngàn tỷ so với năm 2005 và 13 ngàn tỷ so với năm 2001). Về nuôi trồng,
từ năm 1986 đến nay, diện tích và sản lượng nuôi trồng hải sản nược lợ, mặn liên tục tăng
lên. Các hình thức và chủng loại nuôi trồng cũng trở nên đa dạng hơn (nuôi tôm, cua, cá
trong đầm; trong lồng, bè - đối với một số cá đặc sản và tôm hùm; nuôi các lạo thân mềm
như ốc hương, vẹm xanh, tu hài, ngao, v.v.). Phương thức nuôi cũng càng ngày càng hiện
đại hơn: từ nuôi quảng canh sang thâm canh và nuôi công nghiệp. Do đó, các sản phẩm đạt
chất lượng cao hơn và được xuất khẩu rộng rãi hơn thông qua chế biến. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê giai đoạn 1981 - 2005, hiệu suất khai thác liên tục bị giảm: từ 0,92
tấn/CV.năm (1981) còn 0,34 tân/CV.năm (2005); năng suất lao động bình quân đầu người
cũng giảm mạnh từ 3,24 tấn/lao động.năm (1990) xuống còn 1,65 tấn/lao động.năm [1].
2) Khai thác khoáng sản biển. Ngành khai thác dầu thô và khí thiên nhiên trên biển
ở nước ta còn rất trẻ và có tấn dầu thô đầu tiên vào năm 1986. Đến nay, đã 21 năm và đứng
hàng thứ 44 trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu mỏ trên thế giới và đứng thứ 4 ở
Đông Nam Á. Hiện nay chúng ta đang khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng
Đông, Sư Tử Đen..., đã phát hiện được trên 20 vị trí có tích tụ dầu khí. Tuy mới ra đời,
nhưng ngành dầu khí của ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm
lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng
là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công
nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công
nghiệp hoá dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực. Trong những năm
qua, giá trị kha thác dầu mỏ và khí thiên nhiên liên tục tăng. Năm 1996 là 15.002,7 tỷ đồng,
năm 2000 là 45.401,6 tỷ đồng, năm 2005 đạt 86.379,1 tỷ đồng và năm 2006 là 93.645,7 tỷ
đồng. Ngành công nghiệp dầu khí đã đóng góp một phần đáng kể cho sản phẩm xuất khẩu
và tăng GDP cho đất nước.
3) Giao thông vận tải biển. Như đã trình bày ở phần trước, nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển. Hệ thống cảng của nước ta gồm cảng biển và
cảng sông với khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ và được phân bố tương đối đều dọc theo bờ biển
từ bắc vào nam. Hệ thống cảng biển của nước ta được chia thành 6 nhóm: 1) nhóm cảng biển
phía bắc (cảng Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Gai, v.v.); 2) Nhóm cảng biển Bắc Trung
Bộ (các cảng quan trọng là Nghi Sơn, Vũng Áng); 3) Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi gồm các cảng chính Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất);
4) nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận có cảng Quy Nhơn, Nha
Trang, tương lai là Vân Phong); 5) Nhóm cảng vùng Đông nam Bộ (cảng Sài Gòn, Vũng Tàu
- Thị Vải và cảng Cái mép đang xây dựng) và 6) nhóm cảng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng
với hệ thống cảng, kho bãi, biển Việt Nam thông với 2 đại dương lớn là Thái Bình dương và
Ấn Độ dương và đội tàu ngày càng vững mạnh, trong những năm vừa qua vận tải hàng hóa
bằng đường biển đã tăng lên đáng kể từ 7.306,9x103 tấn năm 1995 tăng lên 15.552,5x103 tấn
năm 2000 và 42.639,4x103 tấn năm 2006. Như vậy tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển trong 12 năm qua (1995 - 2006) đã tăng gần 6 lần.
4) Du lịch và giải trí biển. Du lịch và giải trí biển là một lĩnh vực hoạt động kinh tế
không mới ở nước ta. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ năm 2000, du
lịch và nghỉ dưỡng cũng như giải trí biển đã được mở rộng đáng kể. Hiện nay, nước ta có
nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch
quốc tế Đông Nam Á, như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng,
Quảng Ninh... Một số loại hình du lịch biển mới cùng đã được dưa vào nước ta như lướt
ván, thuyền buồm, v.v. Song, tắm biển vẫn là hình thức phổ biến nhất, bởi vì dọc theo chiều
dài bờ biển nước ta ở đâu cũng có bãi cát từ bãi Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) đến Bãi
Nai (Hà Tiên, Kiên Giang). Doanh thu từ du lịch và số lượt khách du lịch người nước ngoài
(du lịch nói chung) cũng tăng theo thời gian. Doanh thu từ du lịch nói chung trong giai đoạn
2000 - 2006 tăng lên gần 5 lần: năm 2000 là 3.458,5 tỷ đồng, năm 2006 là 16.732,0 tỷ đồng.
Còn số lượt khách nước ngoài đã vượt con số 2 triệu kể từ năm 2005 (2005 là 2.038,5x103
lượt người, năm 2006 là 2.068,9x103 lượt người và năm 2006 là 2.605,7x103).
Các hoạt động kinh tế biển trên đây đã góp phần giải quyết được đáng kể về thu nhập
từ quy mô Nhà nước cho đến người lao động. Một số vấn đề xã hội cũng được giải quyết,
như: tăng việc làm giảm lao động thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển của Tổ quốc. Tuy nhiên, trong
quá trình này cũng bộc lộ một số vấn đề về môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội. Đó là việc sử dụng các nguồn tài nguyên biển chưa hợp lý (quy hoạch sử
dụng đất đai chưa phù hợp, khai thác nguồn lợi hải sản quá mức, v.v.) dẫn đến sự suy thoái
môi trường (ô nhiễm và các tai biến thiên nhiên) tự nhiên của biển và vùng đất ven biển, đặc
biệt là đối với vùng duyên hải (đới bờ biển). Đó là sự xung đột giữa các lĩnh vực kinh tế
biển với nhau (nghề cá - phát triển công nghiệp - giao thông vận tải - du lịch) và ngay trong
một lĩnh vực (chẳng hạn giữa đánh bắt - nuôi trông - chế biến hải sản, giữa cảng và tàu, giữa
xây dựng hạ tầng cơ sở và cảnh quan trong du lịch biển, v.v.). Đây là những vấn đề quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển ở nước ta.
Như vậy, phát triển kinh tế biển ở Việt Nam chưa được coi là bền vững. Trong khi
đó, mục tiêu hiện nay của cộng đồng quốc tế nói chung và của từng quốc gia ven biển nói
riêng là phát triển bền vững như Chương trình Nghị sự 21, chương 17 của Liên Hợp quốc đã
đưa ra [11]. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên cần phải đánh giá và dự báo những biến
động về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của toàn
bộ các vùng biển và thềm lục địa cũng như dải đất liền ven biển. Tiếp theo, từ những cơ sở
khoa học này tiến hành xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững
chung cho cả nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược chung của cả nước, các địa phương, các
ngành sẽ xây dựng quy hoạch hành động riêng cho địa phương mình, ngành mình.
huuloctcnn1
huuloctcnn1

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 15/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết