Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THÔNG BÁO VỀ MÔN THI BẢO HIỂM

Go down

THÔNG BÁO VỀ MÔN THI BẢO HIỂM Empty THÔNG BÁO VỀ MÔN THI BẢO HIỂM

Bài gửi  votrami 19/5/2011, 11:35

THEO THÔNG TIN CHÍNH THỨC, THÌ 22/5 NÀY THI MÔN BẢO HIỀM ĐỀ " MỞ" TRẮC NGHIỆM 100% THỜI GIAN 60' CHO 60 CÂU
CÁC BẠN CỐ GẮNG ĐỌC BÀI TRƯỚC NHÉ, THẤY NÓI CÓ GÌ ĐEM THEO THÌ DEM THEO NHƯNG ĐỪNG ĐEM ĐTDĐ Smile
MÌNH NHẮC LẠI NHỮNG BẠN RỚT TÀI CHÍNH CÔNG 1 THÌ NHỚ VÀO TRANG ONL ĐĂNG KÍ HỌC LẠI ĐỂ TRƯỜNG XẾP LỚP CHO CÁC BẠN SỚM NHÉ


Được sửa bởi votrami ngày 20/5/2011, 09:10; sửa lần 1.

votrami

Tổng số bài gửi : 53
Join date : 15/05/2010

Về Đầu Trang Go down

THÔNG BÁO VỀ MÔN THI BẢO HIỂM Empty Re: THÔNG BÁO VỀ MÔN THI BẢO HIỂM

Bài gửi  votrami 19/5/2011, 14:46

Mình có vài câu trắc nghiệm, share cùng các bạn

1. Bảo hiểm là cách thức con người:
a. Ngăn ngừa rủi ro b. Tránh rủi ro
c. Loại trừ rủi ro d. Đối phó với rủi ro
Đáp án: d

2. Người được bảo hiểm có thể thu được một khoản tiền bồi thường lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khi:
a. Bảo hiểm trùng b. Tái bảo hiểm
c. Mua bảo hiểm với A>V d. Không câu nào đúng
Đáp án: d

3. Trong bảo hiểm hàng hải, để được bồi thường, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm vào thời điểm:
a. Ký kết hợp đồng bảo hiểm. b. Xảy ra tổn thất
c. a và b d. Không câu nào đúng
Đáp án: b

4. Hạn mức trách nhiệm của người bảo hiểm có thể lấy từ:
a. Luật định b. Thoả thuận của hai bên
c. Công ước d. Cả ba nguồn trên
Đáp án: d

5. Nguyên tắc góp phần và thế quyền không được áp dụng cho loại hình bảo hiểm:
a. Tài sản
b. Trách nhiệm dân sự
c. Con người
d. Không có câu nào đúng
Đáp án: c

6. Giá trị bảo hiểm (V) là khái niệm áp dung cho loại hình:
a. Bảo hiểm tài sản
b. Bảo nhiểm nhân thọ
c. Bảo hiểm TNDS
d. Cả ba loại hình trên
Đáp án: a

7. Chức năng chính của bảo hiểm là:
a. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
b. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội
c. Kinh doanh và xuất khẩu vô hình
d. Bồi thường tổn thất
Đáp án: d

8. Loại bảo hiểm nào là bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
a. Bảo hiểm cháy nổ
b. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
c. Bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
d. Tất cả các loại hình bảo hiểm trên
Đáp án: d

9. Khi người được bảo hiểm vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối, hợp đồng bảo hiểm có thể vẫn có hiệu lực nếu người được bảo hiểm:
a. Vô tình không kê khai b. Giấu thông tin
c. Cố ý kê khai sai d. Không câu nào đúng
Đáp án: a

10. Một lô hàng chuyên chở bằng đường biển được bảo hiểm với số tiền 10.000USD. Đến cảng đích, do không có cầu làm hàng, tàu phải đậu ngoài biển. Trong thời gian chờ đợi, tàu bị hoả hoạn và hàng bị tổn thất 100%. Vậy chủ hàng sẽ được bồi thường bao nhiêu?
a. 10.000USD b. 11.000USD
c. 11.000USD + chi phí chữa cháy d. Không bồi thường vì chậm trễ là rủi ro loại trừ
Đáp án: a

11. Khi mua hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2000, người có lợi ích bảo hiểm là:
a. Người xuất khẩu b. Người nhập khẩu
c. Tuỳ từng thời điểm d. Không câu nào đúng
Đáp án: c

12. Bảo hiểm hàng hoá XNK là loại hình bảo hiểm
a. Xã hội b Kinh tế
c. Hàng hải d. Nhân thọ
Đáp án: b

13. Giá trị bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển có thể gồm hoặc không gồm:
a. C b. I
c. F d. a
Đáp án: d

14. Hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt nam chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi:
a. Luật kinh doanh bảo hiểm
b. Luật hàng hải
c. ICC1982
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b

15. Không được bồi thường khi tàu đâm va với:
a. Dàn khoan b. Băng
c. Tàu khác d. Nước
Đáp án: d

16. Khi vận đơn có điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi, nếu có đâm va với tàu khác, chủ hàng có thể sẽ được bồi thường bởi:
a. Người bảo hiểm, chủ tàu chuyên chở hàng của mình, chủ tàu khác
b. Người bảo hiểm, chủ tàu khác và hội P&I
c. Người bảo hiểm, chủ tàu chuyên chở hàng của mình và hội P&I
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b

17. Hành trình từ Việt Nam đến Mỹ mất 2,5 tháng chuyển tải tại Hamburg. Từ Việt Nam đến Humburg mất 1 tháng và sau khi chuyển tải tại đây, không nhận được tin tức gì về tàu. Thời gian tàu được tuyên bố mất tích theo luật của Anh là bao nhiêu tháng:
a. 4,5 tháng b. 7,5 tháng
c. 2 tháng d. 6 tháng
Đáp án: d

18. WA là một trong số các điều kiện bảo hiểm thuộc:
a. ICC 1963 b. ICC 1982
c. ITC1995 d. Không câu nào đúng cả
Đáp án: a

19. Theo ICC82, tổn thất chung chỉ được bồi thường khi mua điều kiện bảo hiểm:
a. A b. B
c. C d. Cả ba điều kiện trên
Đáp án: d

20. Bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển bảo hiểm cho rủi ro:
a. Phương tiện đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
b. Rò rỉ thông thường của hàng hoá
c. Nội tỳ của hàng hoá
d. Chậm trễ của hành trình
Đáp án: a

21. Lô hàng có giá trị 100.000USD, được bảo hiểm với số tiền 50.000USD. Hàng bị tổn thất 1000USD trong quá trình chuyên chở do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Số tiền bồi thường sẽ là:
a. 1000USD b. 50.000USD
c. 25.000USD d. 500USD
Đáp án: d

22. Hình thức bồi thường của bảo hiểm hàng hải là;
a. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
b. Thay thế tài sản bị thiệt hại
c. Trả tiền bồi thường
d. Cả ba hình thức trên
Đáp án: c

23. Khi mua hàng theo điều kiện FOB Incoterms 2000, người nhập khẩu phải mua theo điều kiện:
a. A – ICC 1982 b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982 d. Không bắt buộc
Đáp án: d

24. Thuỷ triều là ngoại lực bên ngoài giúp tàu thoát cạn, vì vậy rủi ro mắc cạn do thuỷ triều được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm:
a. A – ICC 1982
b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982
d. Không điều kiện nào cả.
Đáp án: d

25. Trong rủi ro hai tầu đâm va nhau cùng có lỗi, chủ hàng đã mua bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường các khoản tiền sau:
a. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường hết
b. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường
c. Khoản tiền phải trả cho chủ tàu chuyên chở
d. Tất cả các khoản trên
Đáp án: d

26. Trong hành trình chuyên chở, hàng A bốc cháy do đi qua vùng biển có khí hậu khô làm cháy lây sang lô hàng B, trách nhiệm của người bảo hiểm hàng hoá đối với hai lô hàng này là:
a. Bồi thường cho cả hai
b. Bồi thường cho lô hàng A
c. Bồi thường cho lô hàng B
d. Không bồi thường cho lô hàng nào cả.
Đáp án: c

27. Nước mưa là rủi ro được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm:
a. A – ICC 1982 b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982 d. Tất cả các điều kiện bảo hiểm trên
Đáp án: a

28. Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm hàng hoá theo QTC1990 là:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 1 năm có thể thoả thuận kéo dài
d. 2 năm có thể thoả thuận kéo dài
Đáp án: b

29. Chủ tàu khi mua bảo hiểm thân tàu có thể mua bảo hiểm cho các chi phí khác nữa nhưng không được vượt quá.
a. 10% b. 25%
c. 50% d. 75%
Đáp án: c

30. Khi mua bảo hiểm đâm va với mức 4/4 trách nhiệm đâm va tại hội bảo hiểm P&I, người được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm thân tàu và hội P&I bồi thường đến:
a. 4/4 trách nhiệm đâm va b. 7/4 trách nhiệm đâm va
c. 3/4 trách nhiệm đâm va d. Tuỳ từng trường hợp
Đáp án: a

31. Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
a. Thân máy bay
b. TNDS đối với người thứ ba
c. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách
d. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay
Đáp án: a

32. Trong hành trình hàng không, do máy bay bị sự cố, hành khách kịp thoát ra ngoài trước khi máy bay bị nổ, theo bạn người được bảo hiểm được khiếu nại đòi bồi thường tổn thất đối với:
a. Hàng hoá, hành lý và tư trang b. Hàng hoá và hành lý
c. Hành lý và tư trang d. Không câu nào đúng
Đáp án: a

33. Hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn hiệu lực cho dù hàng đã vào kho hay chưa sau … ngày kể từ ngày hàng được dỡ ra khỏi máy bay
a. 60 ngày b. 45 ngày
c. 30 ngày d. 15 ngày
Đáp án: c

34. Người bảo hiểm không có quyền thay thế máy bay (trong trường hợp máy bay tổn thất toàn bộ) khi hợp đồng bảo hiểm được ký dựa trên:
a. Giá trị bảo hiểm
b. Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm
c. Giá trị thoả thuận
d. Không câu nào đúng
Đáp án: c

35. Trong bảo hiểm lắp đặt, phải áp dụng biểu phí bảo hiểm xây dựng cho phần việc xây dựng nếu phần công việc này có giá trị lớn hơn:
a. 20% giá trị công trình b. 30% giá trị công trình
c. 40% giá trị công trình d. 50% giá trị công trình
Đáp án: a
Bài tập nhé:

Câu 1: Giả sử một tai nạn giao thông xảy ra làm nạn nhân là Ông B bị thương tích về người với chi phí điều trị hết tất cả 25 triệu đồng, xe ông B hư hỏng CPSC hết 9 triệu (tổn thất bộ phận xe). Ông A là người gây tai nạn với mức độ lỗi là 80%. Ông A có phải bồi thường cho Ông B không và nếu phải bồi thường thì số tiền là:Không bồi thường
a. Có bồi thường và STBT là 27,2 triệu
b. Có bồi thường và STBT là 34 triệu
c. Có bồi thường và STBT là 60 triệu
Câu 2: Dữ kiện như câu 1, nếu Ông A đã bồi thường cho Ông B và nếu Ông A có mua BHTNDS chủ xe đối với người thứ 3 theo quy định hiện hành, và Ông B có mua BH tai nạn 30 triệu, bảo hiểm vật chất xe đúng giá trị, thế quyền nào được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
a. BH tại nạn Ông B thế quyền Ông B đòi Ông A
b. BH Ông A thế quyền Ông A đòi Ông B
c. BH vật chất xe của Ông B thế quyền Ông B đòi Ông A
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 3: Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ như sau:
Độ tuổi Số sống Số tử vong Độ tuổi Số sống Số tử vong
32
33
34
35 97.762
-
-
- 89
95
101
107 36
37
38
39 -
-
-
- 115
124
134
147
Hoàn thiện các số liệu còn thiếu trong bảng tử vong trên. Sau đó tính phí mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho các hợp đồng sau đây, cho biết thời hạn của hợp đồng là 7 năm, bắt đầu từ năm 32 tuổi, lãi suất kỹ thuật là 5%/năm, trường hợp tử vong xảy ra vào ¾ năm, số tiền bảo hiểm 120 triệu VND.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng duy nhất một lần
a. 84,614
b. 88,69
c. 90,12
d. 90,35
Câu 4: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng sinh kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm
a. 14,966
b. 13,966
c. 16,68
d. 16,78
Câu 5: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng duy nhất một lần
a. 0,875
b. 0,823
c. 0,934
d. 0,755
Câu 6: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tử kỳ, phí đóng san bằng đều mỗi năm
a. 0,128
b. 0,211
c. 0,112
d. 0,311

Câu 7: Dự phòng toán học vào cuối năm thứ 4 cho hợp đồng tử kỳ, phí đóng san bằng kết quả là:
a. 0,568
b. 0,658
c. 0,558
d. 0,167
Câu 8: Dự phòng toán học vào cuối năm thứ 3 của hợp đồng sinh kỳ, phí đóng một lần là:
a. 98,238
b. 98,98
c. 97,98
d. 99,98
Câu 9: Dự phòng toán học vào cuối năm thứ 5 của hợp đồng sinh kỳ, phí đóng san bằng là:
a. 82,3
b. 81,3
c. 97,4
d. 98,2
Câu 10: Phí bảo hiểm của hợp đồng tử kỳ phải đóng vào đầu năm thứ 3 là:
a. 0,1168
b. 0,2318
c. 0,567
d. 0,18
Câu 11:
Hợp đồng gốc STBH (M) Phí gốc (UM) Thiệt hại (M)
1
2
3
4
5 10
16
12
15
20 20.000
35.000
7.000
5.000
11.000 8
6
7
8
10
Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng surplus, mức giữ lại của từng hợp đồng gốc như sau:
(1): 3,5 (2): 6 (3): 4 (4): 3 (5): 7
Trách nhiệm của nhà nhận tái là 7 lần mức giữ lại. Tổng trách nhiệm (số tiền bồi thường theo trách nhiệm) của nhà nhận tái là (M):
a. 12,563
b. 18,455
c. 20,562
d. 26,517
Câu 12: Số liệu như câu 11, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng surplus, mức giữ lại của nhà bảo hiểm gốc cho tất cả rủi ro là 5M, trách nhiêm của nhà tái bảo hiểm là 6 lần, tổng số phí bảo hiểm mà nhà tái bảo hiểm được nhận là:
a. 50.456,12
b. 49,729,17
c. 48,457,56
d. 52.346,78



Câu 13: Một kho hàng có các mặt hang, hàng A trị giá: 300.000, hàng B trị giá: 180.000, hàng C trị giá: 192.000, hàng D trị giá: 146.000, hàng E trị giá: 102.000 và các mặt hàng khác trị giá 600.000.
Trong năm có các hợp đồng bảo hiểm được ký kết như sau:
- Hợp đồng X bảo đảm cho A và E với STBH: 260.000
- Hợp đồng Y bảo đảm cho B, C và D với STBH: 350.000
- Hợp đồng Z bảo đảm cho F, C và mặt hàng khác với STBH: 900.000
Trong năm tổn thất xảy ra cho mặt hàng A là 100.000 và hàng C là 90.000. Số tiền bồi thường của hợp đồng X cho hàng A là:
a. 42.200
b. 52.200
c. 32.200
d. 22.200
Câu 14: Số liệu như câu 13, trách nhiệm của hợp đồng Z bồi thường cho A là:
a. 57.800
b. 47.800
c. 67.800
d. 77.800
Câu 15: Số liệu như câu 13, trách nhiệm của hợp đồng Y bồi thường cho hàng C là:
a. 47,966
b. 37.966
c. 57.966
d. 67.966
Câu 16: Trong năm 2008 có số liệu về thu nhập phí bảo hiểm gốc của những hợp đồng được ký kết trong năm nhưng vẫn còn hiệu lực kéo dài sang năm sau:
Thời hạn 3 năm 2 năm 1,5 năm
1
2
3
4
5
6 1.404.000
312.000
343.000
360.000
257.000
560.000 356.000
457.000
24.000
78.500
24.000
123.600 45.000
67.800
35.700
124.500
35.600
67.900
Theo thống kê nghiệp vụ bảo hiểm này có cơ cấu phí là 205-80%. Dự phòng phí theo phương pháp 1/24 của hợp đồng thời hạn 3 năm vào cuối năm 2008 là:
a. 1.893.066,67
b. 1.883.066,67
c. 1.873.066,67
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 17: Số liệu như câu 16, dự phòng phí theo phương pháp 1/8 vào cuối năm 2009 của hợp đồng thời hạn 2 năm là:
a. 75.765
b. 75.865
c. 75.965
d. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 18: Số liệu như câu 16, dự phòng phí theo phương pháp 1/24 vào cuối năm 2009 của hợp đồng thời hạn 1,5 năm là:
a. 43.120
b. 43.520
c. 43.820
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 19: Số liệu như câu 16, dự phòng phí theo phương án 1/365 vào cuối năm 2008 đối với hợp đồng thời hạn 2 năm, phát hành vào tháng 5 (giả sử ngày phát hành là 5):
a. 12.887
b. 12.913
c. 12.714
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 20: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn 1,75 năm, được ký kết vào 1/9, hệ số tính dự phòng phí theo phương pháp 1/8 vào cuối năm thứ 1 là:
a. 11/14
b. 5,5/24
c. 3,5/7
d. Cả 3 đều sai
Câu 21: Số liệu câu 20, hệ số tính dự phòng phí theo phương pháp 1/365 của hợp dồng này là:
a. 517/638
b. 516/638
c. 518/638
d. Cả 3 câu trên đều sai

Mình đã giải và chia sẻ kết quả như sau:
Câu 1: b
Câu 2: a
Câu 3: a
Câu 4: b
Câu 5: d
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8: a
Câu 9: b
Câu 10: a
Câu 11: d
Câu 12: b
Câu 13: b
Câu 14: b
Câu 15: a
Câu 16: a
Câu 17: a
Câu 18: d
Câu 19: a
Câu 20: a
Câu 21: d
Chúc các bạn thi tốt nhé!LT
Nếu bạn nào cần mượn poto thì alo LT nha!

votrami

Tổng số bài gửi : 53
Join date : 15/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết