Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đào tạo nhân lực phục vụ KT biển: Vô cùng cấp bách!

Go down

Đào tạo nhân lực phục vụ KT biển: Vô cùng cấp bách! Empty Đào tạo nhân lực phục vụ KT biển: Vô cùng cấp bách!

Bài gửi  thuyduyen 17/5/2010, 11:42

Đào tạo nhân lực phục vụ KT biển: Vô cùng cấp bách!
- Đó là nhận định chung của các đại biểu trong ngành tại Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực biển trong thời kỳ hội nhập quốc tế do hội KHKT biển Việt Nam và Tổ chức Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp tổ chức sáng 25/4 tại TP.HCM.

Thiếu nhân lực: Kìm hãm phát triển kinh tế biển
Theo PGS.TS Lê Đức Toàn - Phó Chủ tịch thường trực Hội KHKT kinh tế biển VN, từ nay đến năm 2010, Việt Nam có nhu cầu hơn 1.000 thuyền viên bao gồm khoảng 800 thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó và máy nhất sĩ quan, thuỷ thủ lành nghề phục vụ trên tàu biển trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hiện nay, sự đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực biển còn quá ít, máy móc thiết bị còn lạc hậu, kỹ năng thực hành chưa nhiều. Vì thế, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là trình độ Anh ngữ, tác phong hàng hải quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ cho lĩnh vực kinh tế đặc thù này còn kém hấp dẫn, khiến tình trạng chảy máu chất xám nhân lực hàng hải sang các lĩnh vực, thành phần kinh tế khác khá cao.
Với tình hình đó, rất có thể trong vài năm tới, sự thiếu hụt nhân lực ngành hàng hải sẽ tiếp tục, thậm chí ngày càng trầm trọng.
Ngoài hàng hải, các lĩnh vực vực kinh tế biển khác cũng ở vào tình trạng tương tự.
Theo TS. Vũ Văn Triệu - Trưởng Đại diện IUCN Việt Nam, hiện nay, dầu khí là một ngành kinh tế biển chủ lực nhưng cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân công có tay nghề cao và sức khỏe tốt. Riêng chuyên gia phải thuê từ nước ngoài.
Du lịch biển tuy thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình 12,6%/năm nhưng nhu cầu nhân sự giỏi, chuyên nghiệp trong ngành cũng hết sức cấp bách.
Nghề đánh bắt hải sản gần xa bờ, hầu hết lao động có trình độ phổ thông, làm nghề theo kinh nghiệm tự học và thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức cần thiết, kể cả kiến thức về môi trường biển.
Riêng ở nghề muối, phần đông lao động có trình độ thấp, cuộc sống nhiều khó khăn nhất trong xã hội, cường độ lao động cao nhưng thu nhập lại rất thấp.
PGS.TS Trần Cảnh Vinh - Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT TP.HCM cũng cho biết, việc đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho dịch vụ công về công nghiệp đóng tàu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bảo vệ bờ biển, hải đảo đang là một thách thức lớn cho cả ba nhà: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.
Nhận định về thực trạng phát triển kinh tế biển hiện tại ở Việt Nam, Thiếu tướng Lê Kế Lâm - Chủ tịch Hội KHKT Biển TP.HCM cho rằng, với tình hình đầu tư và đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển như hiện nay, việc tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế biển là rất khó. Do vậy, nếu không được báo động và hành động sớm thay vì chỉ nói suông, chỉ tiêu "kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước vào năm 2020" theo tinh thần Nghị quyết TW IV, Khoá X là khó khả thi.
Không thể đầu tư, phát triển manh mún
Cũng theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, hiện nay, do thiếu những nhà hàng hải tầm cỡ quốc tế, những chuyên gia cấp cao trong các lĩnh vực liên quan, kinh tế biển Việt Nam chỉ mới khai thác vốn tự có của mình như dầu khí, hải sản... mà chưa khai thác hết lợi thế về địa chính trị, địa kinh tế được ưu đãi đặc biệt của đất nước.
Trên thực tế, nguồn thu từ các ngành vận tải biển, du lịch biển tuy cho những con số thống kê hấp dẫn nhưng chảy vào túi người dân trong nước và ngân sách quốc gia không đáng kể.
Thiếu tướng cho rằng, việc giao cho các địa phương tự kêu gọi đầu tư, khai thác tài nguyên biển đảo của mình là không hiệu quả và lãng phí. Với tình trạng phát triển như hiện nay, nếu mỗi tỉnh ven biển đều xây dựng một cảng nước sâu thì nhiều khả năng, vết xe đổ của ngành mía đường và của các nhà máy xi măng lò đứng trước đây sẽ tiếp tục bị dẫm phải.
Do vậy, cần chấm dứt các hoạt động đầu tư, khai thác manh mún bằng cách giao cho từng địa phương tự đầu tư khai thác tài nguyên biển đảo của mình mà cần đặt kinh tế biển của cả nước dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của một "Ban điều hành, quản lý kinh tế biển đảo và quốc phòng, an ninh hướng biển".
Đồng tình quan điểm trên, TS. Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội KHKT biển Việt Nam cho rằng, để phát triển kinh tế biển, việc cần làm cấp bách trước mắt là phải đảm bảo và chủ động về nguồn nhân lực biển.
"Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực biển thời gian qua cho thấy chúng ta đã tụt hậu đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đã đến lúc phải chấm dứt môi trường giáo dục bảo thủ, nặng thành tích, hình thức mà thiếu sát thực, thiếu chuyện nghiệp, xa rời thực tiễn như hiện nay. Có như vậy thì nền kinh tế Việt Nam, không riêng gì kinh tế biển mới có thể phát triển đột phá được". Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng nhấn mạnh.

thuyduyen

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 17/05/2010
Age : 35
Đến từ : Quang Tri

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết